Ba Lan đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên châu Âu
Việc Ba Lan chính thức tiếp quản chức Chủ tịch luân phiên EU trong thời hạn 6 tháng đã chấm dứt nửa năm đầy sóng gió của Hungary trong nhiệm kỳ chủ tịch cùng nhiều bất đồng với đa số các quốc gia thành viên vì quan điểm tiếp cận với cuộc xung đột ở Ukraine.
Là đồng minh trung thành của Ukraine kể từ cuộc xung đột nổ ra, Ba Lan đã cam kết tập trung vào quốc phòng và an ninh trong nhiệm kỳ của mình. Hiện tại, nước này đã chi hơn 4% GDP cho quốc phòng - mức cao nhất trong khối NATO, đồng thời có kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu cũng như tăng cường lệnh trừng phạt đối với Nga và hỗ trợ cho Ukraine.
Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ của mình, Ba Lan cũng sẽ tập trung vào các vấn đề an ninh, khả năng cạnh tranh của EU cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân trong khối. Ba Lan sẽ nỗ lực để xây dựng nền tảng cho khả năng cạnh tranh thực sự của nền kinh tế châu Âu và các vấn đề liên quan tới chính sách di cư cho châu Âu.


Điện Kremlin đã bác bỏ thông tin về việc sắp có các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican.
Mỹ đã yêu cầu Liên minh châu Âu đơn phương cắt giảm thuế đối với hàng hóa Mỹ, tờ Financial Times ngày 23/5 đưa tin.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cung cấp hai tỷ mét khối khí tự nhiên mỗi năm cho Syria, góp phần bổ sung thêm 1.300 megawatt công suất điện tại quốc gia láng giềng này.
28 xe tăng chủ lực M1 Abrams do Mỹ sản xuất sẽ có mặt trong đội hình tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 250 năm thành lập lực lượng Lục quân Mỹ, dự kiến tổ chức vào ngày 14/6.
Nga đã nhận được danh sách của Ukraine liên quan đến việc trao đổi tù nhân theo công thức “1.000 đổi 1.000” với Kiev.
Ukraine đề nghị các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) dành một phần cố định trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ để hỗ trợ tài chính cho lực lượng vũ trang nước này.
0