Ba Lan cam kết viện trợ hơn 100 triệu USD cho Ukraine
Phát biểu trước báo giới, Thủ tướng Donald Tusk cho biết, gói viện trợ mới sẽ bao gồm một số thiết bị quân sự. Ngoài ra, Ba Lan cũng đang chuẩn bị một dự án trang bị cho các lữ đoàn Ukraine nhằm tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ của Kiev.
Nhà lãnh đạo Ba Lan lưu ý, nước này không thể cung cấp mọi viện trợ quân sự cho Ukraine, vì Ba Lan đang phải đối mặt nhiều thách thức do nằm gần khu vực xung đột. Kể từ sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra hồi tháng 2/2022, Ba Lan đã cung cấp 44 gói viện trợ quân sự cho Ukraine với nhiều loại vũ khí, trang thiết bị quân sự và đạn dược.
Giới chuyên gia cho rằng, gói viện trợ này của Ba Lan tiếp tục nằm trong khuôn khổ của thỏa thuận an ninh 10 năm mà Tổng thống Zelensky và Thủ tướng Tusk đã ký vào tháng 7 vừa qua, trong đó Ba Lan sẽ cung cấp cho Ukraine thêm các gói viện trợ quân sự và cam kết tiếp tục duy trì ủng hộ đối với Ukraine trong thời hạn của thỏa thuận.


Nghị viện châu Âu ngày 22/5 đã thông qua một loạt biện pháp tăng thuế đối với phân bón và một số mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Nga và Belarus.
Nga liên tiếp thực hiện nhiều cuộc tấn công quy mô lớn ngày 22/5, từ tấn công bằng tên lửa Iskander-M vào căn cứ đặc nhiệm Ukraine ở Sumy đến việc sử dụng UAV phá hủy hệ thống Himars và kho vũ khí tại Donetsk.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 21/5, trong chuyến công du đến Mỹ.
Vatican dưới sự lãnh đạo của Giáo hoàng Leo XIV được kỳ vọng sẽ đóng góp vào công cuộc hòa giải xung đột Nga - Ukraine.
Chính quyền Australia ban hành lệnh sơ tán mới với 50.000 cư dân vào ngày 22/5, trong bối cảnh nhiều trận mưa lớn dự kiến sẽ đổ bộ khu vực Đông Nam nước này trong 24 giờ tới.
Các cơ quan tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đã và đang theo dõi, giám sát hoạt động hạ thủy tàu chiến lớn tại Cảng Chongjin của Triều Tiên.
0