Australia ứng dụng công nghệ AI nghiên cứu rạn san hô
Máy bay không người lái có tên Hydrus cho phép Viện Khoa học Hàng hải Australia (AIMS) tiến hành các cuộc khảo sát thường xuyên và chính xác hơn về tác động của biến đổi khí hậu đối với rạn san hô Great Barrier
Máy bay không người lái Hydrus hoạt động hoàn toàn tự động trong phạm vi 9km, không cần truy cập Internet hoặc GPS, ở độ sâu lên tới 3.000m trong tối đa 3 giờ và có thể quay video 4k đồng thời có thể phân tích video. Thiết bị này có modem âm thanh, sóng siêu âm hướng về phía trước và điều hướng được hỗ trợ bởi AI.
Công nghệ này đang được AIMS sử dụng để xây dựng bản đồ 3D về rạn san hô và theo dõi những thay đổi nhỏ nhất, dù đó là sự tăng trưởng hay suy thoái của rạn san hô.
Hydrus sử dụng phương pháp quang trắc để tạo ra các mô hình kỹ thuật số 3D của một khu vực hoặc cấu trúc bằng cách xây dựng các lớp hình ảnh 2D. Dữ liệu cuối cùng có thể tạo ra toàn bộ bản kỹ thuật số của rạn san hô, cho phép các nhà khoa học xem chi tiết biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nó như thế nào.

Trải dài khoảng 2.300 km (1.429 dặm) dọc theo bờ biển phía đông bắc Australia, rạn san hô Great Barrier đã chứng kiến sáu đợt tẩy trắng cục bộ kể từ năm 1998.
Tẩy trắng được kích hoạt bởi nước biển ấm hơn, khiến san hô trục xuất các loại tảo đầy màu sắc sống trong mô của chúng và chuyển sang màu trắng. San hô bị tẩy trắng có thể phục hồi nếu nước mát nhưng nếu nhiệt độ đại dương duy trì ở mức cao trong thời gian dài thì san hô sẽ chết.
Các nhà khoa học dự đoán nhiều rạn san hô sẽ bị tẩy trắng trong năm nay sau nhiều tháng nhiệt độ đại dương cao kỷ lục. Họ cũng cho biết thế giới có thể mất tới 90% san hô vào năm 2050.


Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
0