Australia, Pháp lên kế hoạch tái thúc đẩy quan hệ song phương

Australia và Pháp đã công bố lộ trình mới để xây dựng lại quan hệ song phương sau khi quyết định hủy bỏ thỏa thuận mua tàu ngầm hồi năm 2021 khiến mối quan hệ giữa hai nước bị rạn nứt.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Australia của Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna, hai bên đã công bố kế hoạch thúc đẩy quan hệ quốc phòng, tăng hỗ trợ nước ngoài và thúc đẩy khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương.

Phát biểu họp báo, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna khẳng định Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của Pháp, và Paris quyết tâm đẩy mạnh, tăng cường hợp tác với các đối tác trong khu vực, bao gồm Australia, để đối phó với những thách thức toàn cầu cũng như để duy trì trật tự dựa trên luật lệ.

Về phần mình, Ngoại trưởng Australia Penny Wong nhấn mạnh thỏa thuận song phương về hợp tác phát triển Thái Bình Dương sẽ đáp ứng hiệu quả hơn các nhu cầu phát triển của cả hai nước.

Hồi năm 2021, Australia đã hủy bỏ đơn đặt hàng mua tàu ngầm của Pháp trị giá hàng tỷ đô la, thay vào đó chọn mua tàu ngầm của Mỹ và Anh. Động thái này đã khiến Paris phẫn nộ và gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao chưa từng có. Chuyến thăm này của bà Colonna là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Pháp tới Australia kể từ năm 2019, trong nỗ lực cải thiện quan hệ song phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Pháp François Bayrou cho rằng việc áp thuế là một “cơn địa chấn” và Mỹ sẽ là nước chịu thiệt hại đầu tiên.

Mỹ tiếp tục tiến hành hàng loạt các cuộc không kích dữ dội nhằm vào Phong trào Houthi tại Yemen trong ngày 5/4, trong đó ít nhất có bảy cuộc tấn công nhằm vào khu vực Hafasin thuộc tỉnh Saada.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron được cho là có thể trở thành người dẫn đầu các cuộc tiếp xúc giữa châu Âu và Nga, giữa lúc nỗ lực hòa giải xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra dưới sự dẫn dắt của Mỹ.

Quân đội Israel hôm 5/4 thông báo đã triển khai lực lượng đến hành lang an ninh mới ở phía Nam Dải Gaza, trong bối cảnh Tel Aviv tiếp tục gia tăng sức ép lên Hamas.

Hàng loạt tập đoàn tài chính lớn đã gióng lên hồi chuông cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng thuế đối ứng.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dự kiến đến thăm Nhà Trắng vào ngày 7/4 để đàm phán trực tiếp với Tổng thống Donald Trump về chính sách thuế quan mới của Mỹ.