Áp lực trái phiếu đè nặng doanh nghiệp bất động sản

Năm 2023, khi Nghị định 08 được ban hành đã hỗ trợ giãn, hoãn nợ trái phiếu, giảm áp lực cho các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2024, khi nghị định này hết hiệu lực với lượng trái phiếu đến hạn khổng lồ, áp lực trả nợ đối với nhóm ngành bất động sản là không nhỏ và với bối cảnh hiện tại, các chủ đầu tư sẽ gặp khó trong việc tạo dòng tiền mới để có thể thực hiện các nghĩa vụ nợ.

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP, thị trường đã có những dấu hiệu tích cực hơn, doanh nghiệp đã quay lại phát hành trái phiếu. Cùng với đó, doanh nghiệp đã rất nỗ lực thực hiện đàm phán gia hạn thanh toán trái phiếu đến hạn với các trái chủ.

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, lũy kế đến tháng 12/2023, đã có 78 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng 245.900 tỷ đồng, tổng giá trị phát hành trước khi Nghị định 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực là 2.000 tỷ đồng.

Kể từ thời điểm đó, khối lượng phát hành trái phiếu qua các tháng đều có xu hướng tăng, tỷ lệ đàm phán thanh toán trái phiếu đến hạn thành công cũng tăng lên đáng kể, từ 16% lên 63%. Năm 2023, bất động sản là nhóm ngành có tổng giá trị phát hành cao thứ 2, đạt 77.100 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm tỷ trọng 29%. Mặc dù còn nhiều vấn đề cần giải quyết để khôi phục thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhưng những can thiệp chính sách thời gian qua đã phát huy tác dụng nhất định trong xử lý vấn đề nợ xấu trái phiếu của doanh nghiệp cũng như "phá băng" kênh huy động vốn này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội hiện có 1.448 dự án gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng do những bất cập trong chính sách pháp luật, nhất là sự chuyển tiếp giữa Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2024.

Hà Nội đang đẩy nhanh việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố, tránh lãng phí về nguồn lực đất đai.

Cần xã hội hóa mạnh mẽ và thêm nhiều chính sách hỗ trợ, để doanh nghiệp được chủ động sử dụng quỹ đất phát triển nhà ở cho người trẻ, người thu nhập thấp.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký quyết định số 27 ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn.

Các chuyên gia đề xuất, các địa phương cần xác định, tính toán khoa học theo "nguyên tắc thị trường", "hài hòa lợi ích" để giá đất thương mại, dịch vụ bằng khoảng 20% - 40% so với giá đất ở trong bảng giá đất.

Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.