Anh ra chính sách hỗ trợ ngành sản xuất trước thuế Mỹ

Bộ trưởng Giao thông Anh Heidi Alexander cho biết, Anh sẽ có kế hoạch mới nhằm củng cố ngành sản xuất ô tô của nước này trước chính sách thuế quan mới của Mỹ.

Theo đó, nước này sẽ nới lỏng các yêu cầu bắt buộc đối với tỷ lệ xe điện bán ra của các công ty qua từng năm, giảm mức tiền phạt nếu không tuân thủ các mục tiêu bán xe điện và đồng thời miễn trừ cho các nhà sản xuất xe có khối lượng nhỏ bao gồm Aston Martin, Bentley và McLaren.

Theo quan chức trên, động thái của chính quyền Anh được đưa ra nhằm giảm bớt áp lực cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô đang chao đảo vì thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cụ thể, nước này sẽ nới lỏng các yêu cầu bắt buộc đối với tỷ lệ xe điện bán ra của các công ty qua từng năm. Dù mục tiêu cấm bán xe mới sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030 vẫn được giữ nguyên nhưng các công ty có thể linh hoạt điều chỉnh tỷ trọng doanh số bán xe điện giữa các năm để tránh mức phạt cao.

Ngoài ra, Thủ tướng Anh Starmer hứa sẽ giảm tiền phạt không tuân thủ từ 15.000 bảng xuống còn 12.000 bảng, đồng thời đầu tư 2,3 tỷ bảng vào việc giảm thuế mua ô tô và xây dựng các cơ sở sạc điện.

Một số nhà sản xuất nhỏ của Anh như Aston Martin và McLaren sẽ được phép tiếp tục sản xuất xe chạy nhiên liệu hóa thạch sau năm 2030 và một số mẫu xe hybrid cũng có thể được bán đến năm 2035.

Ngành sản xuất ô tô của Anh đã hoanh nghênh động thái của chính phủ, tuy nhiên kêu gọi chính phủ cần phải hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ ngành khỏi hậu quả của thuế Mỹ đối với ô tô nhập khẩu khi thị trường lao dốc vì lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu và suy thoái kinh tế.

Mỹ là thị trường xuất khẩu ô tô lớn thứ hai của Anh. Chính phủ Anh tuyên bố sẽ tiếp tục đánh giá tác động của các chính sách đối với ngành và có những điều chỉnh kịp thời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres công bố bản kế hoạch 5 bước khẩn cấp về cung ứng viện trợ nhân đạo cho người dân Gaza đang phải đối mặt với giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc xung đột.

Nếu mức thuế 50% đối với hàng hóa nhập khẩu từ EU trở thành sự thật, nền kinh tế Mỹ, châu Âu và toàn cầu sẽ phải hứng chịu hậu quả rất nghiêm trọng - các chuyên gia kinh tế cảnh báo.

Australia đã triển khai công tác dọn dẹp sau khi các trận lũ lụt lịch sử cướp đi sinh mạng của 5 người, khiến hơn 10.000 ngôi nhà bị nhấn chìm hoặc hư hại vào ngày 24/5.

Cả Nga và Ukraine đã phóng một lượng lớn thiết bị bay không người lái (UAV) vào lãnh thổ của nhau, với những đòn hỏa lực mạnh mẽ và quy mô lớn chưa từng thấy vào đêm qua 24/5.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres một lần nữa lên án chiến dịch tăng cường tấn công quân sự và duy trì phong tỏa hàng cứu trợ nhân đạo của Israel đối với Dải Gaza.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ chấm dứt các chính sách can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác và từ bỏ trọng tâm vào quyền lực cứng.