Ấn Độ thông qua Chương trình tiêm kích thế hệ thứ năm
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ và quốc gia láng giềng Pakistan đang trong cuộc chạy đua vũ trang mới sau cuộc xung đột quân sự giữa hai nước hồi đầu tháng 5 này. Theo chương trình vừa được Bộ Quốc phòng Ấn Độ phê duyệt, Cơ quan Phát triển Hàng không Ấn Độ sẽ sớm mời các nhà thầu quốc phòng cả trong và ngoài nước phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hai động cơ. Dự án này đóng vai trò hết sức quan trọng đối với không quân Ấn Độ, khi số phi đội hiện tại chủ yếu là máy bay của Nga và Liên Xô cũ đã giảm xuống còn 31 từ mức được phê duyệt là 42.
Trong khi đó, Pakistan được cho là đang sở hữu J-10 - một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Trung Quốc - trong kho vũ khí của mình. Quân đội Ấn Độ và Pakistan, hai nước láng giềng cùng sở hữu vũ khí hạt nhân, đã đối đầu nhau trong xung đột từ ngày 7-10/5, trong đó cả hai đều sử dụng máy bay phản lực chiến đấu, tên lửa, máy bay không người lái (UAV) và pháo binh trước khi đạt được lệnh ngừng bắn. Đây là lần đầu tiên hai bên sử dụng UAV ở quy mô lớn và theo các chuyên gia quân sự, hai quốc gia Nam Á này hiện đang bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang máy bay không người lái.


Các chính sách mới của Mỹ sẽ tạo ra rào cản lớn chưa từng có đối với sinh viên quốc tế, đặc biệt là những người đang có kế hoạch học tập tại nước này.
Ủy ban châu Âu được cho là đang cố gắng tìm kiếm các giải pháp để làm hài lòng phía Mỹ.
Sinh viên quốc tế đóng góp hàng chục tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế Mỹ thông qua học phí, chi tiêu sinh hoạt, du lịch và các khoản đầu tư liên quan.
Hạm đội Baltic của Nga đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân quan trọng ở biển Baltic vào ngày 27/5.
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã ngừng khuyến nghị tiêm vaccine Covid-19 thường quy cho phụ nữ mang thai và trẻ em khỏe mạnh.
Hàng nghìn người Palestine ngày 27/5 đã tràn vào một trung tâm phân phối lương thực do Mỹ bảo trợ tại Rafah.
0