Ấn Độ: Tái chế rác đem lại thu nhập cho người nghèo

Tại Ấn Độ, một nhà máy tái chế rác mới đi vào hoạt động cũng đang thắp lên niềm hy vọng trong việc giảm thiểu mức độ ô nhiễm nhựa ở đại dương, đồng thời tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động.

Nhà máy Plastics For Change ở Chennai, bangTamil Nadu, Ấn Độ có một chuỗi cung ứng nhựa tái chế được khách hàng như hãng mỹ phẩm Garnier tin cậy. 

Ông Andrew Almack, Giám đốc điều hành của Plastics For Change cho biết, ước tính có khoảng 4 triệu người làm việc cho các cơ sở của chuỗi cung ứng tái chế ở Ấn Độ, khu vực phi chính thức. "Những người thu gom rác sẽ kết nối với chúng tôi qua một ứng dụng trên điện thoại".

Các công nhân làm việc trong nhà máy tái chế nhựa ở Chennai sẽ phân loại nhựa. Loại rác này sẽ được máy nghiền nhỏ để làm nguyên liệu tạo ra các sản phẩm nhựa mới. Nhà máy tái chế ở Chennai do hãng Garnier tài trợ có khả năng tái chế khoảng 2.000 tấn rác nhựa ở đại dương trong năm đầu tiên, tương đương với khoảng sáu máy bay phản lực Boeing 747.

Garnier cho biết họ sẽ sử dụng 100% nhựa tái chế cho dòng chai dầu gội đầu Ultra Doux, trong đó 30%  là rác nhựa đại dương. Giám đốc điều hành của nhà máy, Andrew Almack cho biết, ngày nay người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới môi trường. Các bao bì làm từ nhựa tái chế giúp các thương giành được nhiều thị phần hơn so với cách tiếp cận kinh doanh thông thường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.

Cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar những ngày qua đã tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ người dân Mandalay sau thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.

Truyền thông nhà nước Myanmar ngày 5/4 đưa tin, số người thiệt mạng do trận động đất ở quốc gia này đã tăng lên 3.354, với hơn 200 người vẫn còn mất tích, hơn 4.800 người bị thương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn ngày 5/4 đã kêu gọi Washington “tham vấn bình đẳng” với các đối tác thương mại về chính sách thuế quan mới.