Ấn Độ-Pakistan căng thẳng sau vụ tấn công đẫm máu ở Kashmir

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan tiếp tục leo thang sau vụ tấn công đẫm máu nhằm vào khách du lịch tại khu vực tranh chấp Jammu và Kashmir, khiến ít nhất 26 người thiệt mạng.

Ấn Độ đã đưa ra một loạt các biện pháp ngoại giao sau khi cáo buộc Pakistan có liên quan đến vụ việc.

Một nhóm vũ trang ít được biết đến có tên The Resistance Front (TRF) đã lên tiếng nhận trách nhiệm, với lý do phản đối "người ngoài" làm thay đổi nhân khẩu vùng Kashmir. Tuy nhiên, nhóm này không cung cấp bằng chứng xác thực.

Ấn Độ đã nhanh chóng cáo buộc Pakistan hỗ trợ khủng bố xuyên biên giới – điều mà Islamabad kịch liệt bác bỏ. Phản ứng sau vụ tấn công, New Delhi đã áp dụng hàng loạt biện pháp trừng phạt: hạ cấp quan hệ ngoại giao với Pakistan, triệu tập đại diện ngoại giao, đình chỉ hiệp ước chia sẻ nguồn nước sông Indus lần đầu tiên kể từ năm 1960, đóng cửa một cửa khẩu trọng yếu và siết chặt cấp thị thực cho công dân Pakistan.

Ấn Độ cũng coi TRF là tổ chức khủng bố và liên hệ nhóm này với Lashkar-e-Taiba – tổ chức khét tiếng đứng sau vụ khủng bố Mumbai năm 2008. TRF xuất hiện năm 2019 và được mô tả là phong trào kháng chiến bản địa mới tại Kashmir. Kashmir – vùng đất tranh chấp suốt hơn 70 năm – tiếp tục là điểm nóng nguy hiểm nhất thế giới.

Trước đó, ba cuộc chiến từng nổ ra giữa Ấn Độ - Pakistan vì vùng lãnh thổ này, tình hình hiện nay có thể trở thành một vòng xoáy đối đầu mới. Theo các chuyên gia, Thủ tướng Modi chịu áp lực chính trị lớn buộc phải có phản ứng mạnh mẽ, tương tự như vụ không kích Balakot năm 2019 nhằm vào các cơ sở khủng bố tại Pakistan.

Trong khi đó, Pakistan tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng nếu Ấn Độ sử dụng biện pháp quân sự. Thủ tướng Shehbaz Sharif ngày 24/4 cũng triệu tập một cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc gia để thảo luận về phản ứng trước các động thái ngoại giao của Ấn Độ.

Ngày 22/3 vừa qua, một vụ tấn công đã xảy ra tại thung lũng Baisaran ở thị trấn Pahalgam - địa điểm du lịch nổi tiếng ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Các tay súng đã xả súng vào nhóm du khách đang tham quan, khiến 25 công dân Ấn Độ và 1 người Nepal thiệt mạng. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những quyết định vào phút chót của các bên liên quan đã khiến cho thoả thuận giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine diễn ra không như dự định. Điều đó cũng cho thấy, vẫn còn những chia rẽ khó dung hòa giữa Mỹ, Nga, Ukraine và châu Âu liên quan đến cách thức kết thúc cuộc chiến kéo dài hơn 3 năm.

Lễ tang của Giáo hoàng Francis dự kiến được cử hành vào ngày 26/4 tại Vatican. Hàng nghìn tín hữu, cùng nhiều nguyên thủ và lãnh đạo tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới, có thể sẽ đến tiễn đưa ông.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có thể tái áp đặt các mức thuế cao với nhiều quốc gia trong vòng vài tuần tới, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ và thế giới.

Xưởng Master Hatters Texas (Garland, bang Texas) là một trong những nơi góp phần gìn giữ và phát huy tinh hoa của nghề thủ công truyền thống Mỹ suốt hơn 60 năm qua.

Hàng chục robot hình người đã tham gia thi chạy cùng các vận động viên trong cuộc đua bán marathon đặc biệt tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Toà thánh Vatican có thể kéo dài thời gian viếng Giáo hoàng Francis cho đến sau nửa đêm, do số lượng tín đồ Công giáo hành hương đến Vương cung thánh đường Thánh Peter quá lớn.