Âm nhạc và sức mạnh ngoại giao

Những năm gần đây, trong các hoạt động đối ngoại của Việt Nam luôn có các buổi giao lưu văn hoá hay biểu diễn âm nhạc. Trong vai trò sứ giả ngoại giao, âm nhạc đã trở thành sợi dây kết nối tuyệt vời.

Buổi hoà nhạc chào mừng Tổng thống Nga Putin thăm chính thức Việt Nam diễn ra cuối tháng 6 vừa qua đã để lại nhiều cảm xúc ấn tượng. Chương trình góp thêm "một hợp âm" cho bản giao hưởng tình hữu nghị gắn bó giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ sĩ Nhân dân Bùi Công Duy, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, cho biết, vài năm trở lại đây, trong lĩnh vực ngoại giao, Việt Nam đã những thành công trong ngoại giao văn hóa. Chúng ta đã mở rộng sang lĩnh vực âm nhạc hàn lâm - thể loại âm nhạc khó, kén người nghe. Những nhà tổ chức đã rất khéo léo kết hợp tính dân tộc để thông qua âm nhạc hàn lâm đưa những thông điệp của con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam.

Buổi hòa nhạc chào mừng Tổng thống Nga tại Hà Nội.

Với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, Việt Nam sở hữu kho tàng âm nhạc dân gian đa dạng. Nhiều loại hình âm nhạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể.

Nhạc sĩ Trần Hải Đăng, Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, đã dành hàng chục năm miệt mài nghiên cứu, đứng sau những bộ hồ sơ đệ trình UNESCO để đưa âm nhạc cổ truyền Việt Nam ra với thế giới. Ông cũng là đạo diễn tổ chức rất nhiều chương trình ngoại giao âm nhạc của Việt Nam.

Theo nhạc sĩ Hải Đăng, âm nhạc là một ngôn ngữ đặc biệt dành cho tất cả nhân loại, qua âm nhạc đã giúp gắn kết và truyền đi sức mạnh ngoại giao, truyền đi thông điệp yêu thương.

Trong chương trình "Ngoại giao âm nhạc toàn cầu" tổ chức tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã trổ tài chơi guitar điện và ca hát để mở màn. Trong khuôn khổ chương trình ngoại giao này, Mỹ sẽ gửi các nghệ sĩ hàng đầu tới nhiều nước, bao gồm Trung Quốc và Saudi Arabia, để nâng cao sự hiểu biết và tăng cường hợp tác hòa bình.

"Bạn không cần quá giỏi lịch sử để thấu hiểu cảm xúc đằng sau âm nhạc. Giai điệu luôn là thứ gắn kết mọi dân tộc trên thế giới. Tôi không thể bỏ qua cơ hội để kết hợp âm nhạc và ngoại giao", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay.

Âm nhạc đã mang tới không chỉ tình yêu nghệ thuật, âm thanh, giai điệu mà còn mang tới những cuộc đối thoại giữa các nền văn hoá, được ví như nghệ thuật giao mềm để các quốc gia hiểu biết và kết nối lẫn nhau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ca sĩ Đông Nhi sẽ trở lại với album thứ tư "Theater Of Dreams" (Nhà hát của những giấc mơ) vào ngày 19/4/2025.

MV "Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI đã được ra mắt vào tối 1/4, là sản phẩm độc lập của nam ca sĩ sau hơn một năm kể từ album đầu tay "Ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó".

“Seven” của Jungkook với sự góp mặt của nữ rapper người Mỹ Latto đang dẫn đầu danh sách 15 sự kết hợp giữa K-pop và Rap hay nhất mọi thời đại, do Tạp chí văn hóa nhạc pop Mỹ Complex công bố.

24 năm lìa xa cõi tạm, Trịnh Công Sơn và âm nhạc của ông luôn sống trong lòng những người yêu nhạc. Di sản âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn luôn hiện diện trong đời sống của các thế hệ hát nhạc Trịnh.

Vậy là đã 24 năm, người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn rời cõi tạm về với cát bụi. 24 năm ông không còn hiện hữu bằng xương thịt, nhưng dường như chưa bao giờ những người yêu mến ông, những "tín đồ nhạc Trịnh", nghĩ ông rời xa.

Trong nỗi nhớ của bạn bè, anh chị em nghệ sĩ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ lãng mạn trong những tình khúc, mà trong cuộc sống thường ngày ông cũng là người chân thành, gần gũi.