Ai Cập đối mặt với khủng hoảng kinh tế
Dữ liệu từ cơ quan thống kê Ai Cập cho thấy lạm phát giá tiêu dùng ở thành thị hàng năm của Ai Cập đã tăng từ mức 29,8% trong tháng 1 lên 35,7% trong tháng 2, chủ yếu do giá thực phẩm và đồ uống tăng. Tuy nhiên, những ngày qua, đông đảo người dân Ai Cập đổ về các chợ hàng hóa nơi bày bán các sản phẩm do chính phủ trợ cấp, để mua sắm mà không còn phải lo bài toán chi phí sinh hoạt.
Tại chợ Ahlan Ramadan, từ các loại thực phẩm thiết yếu như gạo, đường và dầu ăn cho đến các mặt hàng chủ lực truyền thống của tháng Ramadan như chà là, giá cả đều phải chăng, phù hợp với túi tiền của mọi người.

Ông Mohamed El-Sayed, người dân Ai Cập cho biết: "5 kg khoai tây ở các chợ này trị giá 30 bảng Ai Cập, trong khi ở các chợ khác, 1 kg được bán với giá 15 hoặc 18 bảng Ai Cập. Ngoài ra, chai dầu 1,5 lít ở đây có giá 145 bảng Ai Cập trong khi ở những nơi khác, nó được bán với giá 170 hoặc 180 bảng Ai Cập, có một sự khác biệt lớn."
Cùng với việc trợ cấp giá hàng hóa, chính quyền của Tổng thống Abdel Fattah El-Sisi cũng triển khai "gói hỗ trợ xã hội khẩn cấp" mới, trong đó bao gồm mức "tăng lương định kỳ" cho người lao động trong khu vực công từ 10-15%. Các khoản trợ cấp phúc lợi xã hội cho trẻ mồ côi và người già, và lương hưu cho 13 triệu công dân cũng sẽ được tăng thêm 15%, bắt đầu từ tháng 3 này.

Trước đó, Ai Cập đã ký một thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm nâng khoản vay của IMF từ mức 3 tỷ lên 8 tỷ USD. Các biện pháp này được kỳ vọng sẽ giúp Ai Cập vượt qua các khó khăn kinh tế, tăng dự trữ ngoại tệ, giảm lạm phát, tạo cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.


Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.
Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
0