Ai Cập đề xuất kế hoạch 3 giai đoạn tái thiết Gaza

Khác với đề xuất được Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố trước đó, kế hoach của chính quyền Cairo sẽ không bao gồm việc di dời người Palestine khỏi vùng đất này.

Tờ báo nhà nước Al-Ahram của Ai Cập cho biết đề xuất của nước này kêu gọi thiết lập các khu vực an toàn trong Gaza, nơi người Palestine có thể ở tạm trong khi các công ty xây dựng của Ai Cập và quốc tế dỡ bỏ và cải tạo cơ sở hạ tầng của dải đất này.

Tờ báo trên dẫn lời hai quan chức Ai Cập cho biết giới chức nước này đã thảo luận về kế hoạch nói trên với các nhà ngoại giao châu Âu cũng như với Ả Rập Xê Út, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Họ cũng đang thảo luận về các cách thức tài trợ cho việc tái thiết, bao gồm tổ chức một hội nghị quốc tế về tái thiết Gaza.

Theo hai quan chức Ai Cập tham gia vào cuộc đàm phán, trọng tâm trong đề xuất của Ai Cập là thành lập một chính quyền Palestine không liên kết với Hamas hoặc chính quyền Palestine để điều hành dải đất này và giám sát các nỗ lực tái thiết.

Theo đề xuất được Tổng thống Mỹ công bố trước đó, gần 2 triệu người Palestine ở Gaza sẽ bị di dời sang các quốc gia Ả rập láng giềng để Mỹ vào tiếp quản và tái thiết dải đất này. Ý tưởng của ông Trump đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lại cho rằng đây là giải pháp duy nhất khả thi ở Gaza và đang xúc tiến thực hiện.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Israel Katz thông báo đang thành lập một bộ phận mới trong Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ hỗ trợ người Palestine tự nguyện rời khỏi Dải Gaza. Bộ phận này bao gồm đại diện từ nhiều bộ ngành và cơ quan quốc phòng.

Trong khi đó, người Palestine ở Dải Gaza luôn khẳng định rằng họ sẽ không rời bỏ quê hương của mình. Ai Cập và Jordan cũng đã từ chối lời kêu gọi của ông Trump về việc tiếp nhận người Palestine.

Ông Imad Al-Taweel, người dân Gaza, cho biết: “Chúng tôi mong muốn được ở lại quê hương mình và nhìn nó phát triển. Không ai không muốn điều đó để cuộc sống của chúng tôi thay đổi, để chúng tôi sống một cuộc sống bình thường như một công dân bình thường giống như bất kỳ ai trên thế giới. Chúng tôi là một dân tộc. Chúa đã tạo ra chúng tôi trên vùng đất này, và chúng tôi có quyền”.

Gaza đang tiến gần đến một ngã rẽ quan trọng khi giai đoạn đầu tiên của lệnh ngừng bắn sẽ hết hạn vào đầu tháng 3. Israel và Hamas vẫn phải đàm phán về giai đoạn thứ hai nhằm giải phóng tất cả các con tin còn lại do Hamas bắt giữ, Israel rút quân hoàn toàn khỏi Dải Gaza và ngừng chiến trong thời gian dài.

Bất kỳ kế hoạch tái thiết nào cũng sẽ không thể thực hiện được nếu không có thỏa thuận về giai đoạn thứ hai, bao gồm thỏa thuận về người sẽ quản lý Dải Gaza trong thời kỳ hậu chiến. Israel yêu cầu xóa bỏ Hamas khỏi vị trí là lực lượng chính trị hoặc quân sự trong lãnh thổ này và các nhà tài trợ quốc tế khó có thể đóng góp vào bất kỳ hoạt động tái thiết nào nếu Hamas nắm quyền.

Theo kế hoạch, các quan chức từ Ai Cập, Ả Rập Xê Út, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Jordan sẽ thảo luận về đề xuất của Ai Cập tại một cuộc họp ở Riyadh trong tuần này, trước khi trình bày tại hội nghị thượng đỉnh Ả Rập vào cuối tháng này.

Chiến dịch kéo dài 16 tháng của Israel tại Gaza đã tàn phá nghiêm trọng lãnh thổ này. Theo ước tính của Liên hợp quốc, thiệt hại về cơ sở hạ tầng ở Gaza ước tính khoảng 30 tỷ đô la, cùng với thiệt hại về nhà ở ước tính là 16 tỷ đô la.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các cơ quan liên quan của Myanmar đã có buổi làm việc với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar về kết quả tìm kiếm cứu nạn và giai đoạn tiếp theo trong chiều tối muộn ngày 3/4, tại Thủ đô Naypyidaw.

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.