98% hộ dân huyện Thường Tín đồng thuận GPMB đường Vành đai 4

Các địa phương có tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đi qua đang tích cực tiến hành chi trả bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các hộ gia đình có đất nằm trong phạm vi mở đường, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng các vị trí tái định cư để bàn giao cho người dân.

Với toàn bộ 311m2 đất ở nằm trong diện giải phóng mặt bằng thi công đường Vành đai 4, gia đình ông Nguyễn Trọng Bỉnh ở thôn Xâm Thị, xã Hồng Vân thuộc diện được tái định cư tại địa phương với diện tích là 180m2. Với giá đất nhà nước thu hồi được xác định là 8 triệu đồng/m2, giá đất của khu tái định cư là 10,3 triệu đồng/m2, sau khi đối trừ, gia đình ông được nhận về số tiền hơn 2,1 tỷ đồng.

Đồng thuận với phương án đền bù, hỗ trợ của nhà nước, gia đình ông Bỉnh đã được Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thường Tín, phối hợp với UBND xã Hồng Vân chi trả ngay tại địa phương.

Cũng tại xã Hồng Vân, gia đình ông Hà Sỹ Túc bị thu hồi toàn bộ 391m2 đất ở và thuộc diện được tái định cư. Ngay sau khi nhà ông được huyện bàn giao đất tại khu tái định cư Hồng Vân, ông đã tiến hành xây dựng nhà để sớm an cư, bàn giao mặt bằng để tuyến đường Vành đai 4 có mặt bằng thi công.

Cùng với gia đình ông Túc, nhiều hộ dân thuộc diện tái định cư thuộc dự án đường Vành đai 4 cũng đã triển khai xây dựng nhà cửa tại nơi ở mới.

Để tạo quỹ đất tái định cư cho khoảng 200 hộ bị thu hồi hết đất ở, phục vụ thi công đường Vành đai 4 – Vùng thủ đô, huyện Thường Tín đã bố trí bốn khu tái định cư tại địa phương với diện tích hơn 10,5ha.

Trong đó, tại xã Khánh Hà, hạ tầng đã có sẵn, ba khu xây dựng mới là Vân Tảo, Hồng Vân, Văn Bình. Trong đó, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư xã Vân Tảo diện tích gần 50.000m2, tổng mức đầu tư xây dựng hơn 72 tỷ đồng; dự án xây dựng hạ tầng khu tái định cư ở xã Hồng Vân diện tích hơn 15.000m2; dự án khu tái định cư xã Văn Bình diện tích hơn 38.000m2 tổng mức đầu tư hơn 47 tỷ đồng.

Hiện khối lượng thi công của các khu tái định cư này đã đạt trên 80%, trong tháng 11 này sẽ đủ điều kiện để bàn giao hết cho người dân.

Ông Lê Ngọc Thành  - Phó Giám đốc CTCP Quảng Tây cho biết: "Mặc dù kế hoạch thi công trong 9 tháng, nhưng đến nay chỉ sau ba tháng thi công, hạ tầng đã cơ bản được hoàn thiện trong tháng 11 để điều kiện cho người dân bắt thăm vị trí. Trong quá trình thi công sẽ hỗ trợ người dân vận chuyển vật liệu vào để xây dựng nhà cửa".

Tính đến nay, huyện Thường Tín đã hoàn thành công tác kiểm đếm, đối chiếu bản đồ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập phương án chi trả tiền cho các hộ có đất ở nằm trong dự án đường Vành đai 4. Sau 56 đợt chi trả tiền, huyện Thường Tín đã chi trả được hơn 1.000 tỷ đồng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng các loại đất nông nghiệp, đất công, đất giao thông thủy lợi và đất ở cũng như tài sản nằm trong phạm vi dự án đường Vành đai 4 đi qua.

Ông Lê Tuấn Tú – Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thường Tín cho biết: "Hiện nay các cấp chính quyền từ huyện tới xã đang vào cuộc quyết liệt, đặc biệt là đất ở và các khu tái định cư trong tháng 12 sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng bằng bàn giao cho đơn vị thi công".

Tuyến đường Vành đai 4 – Vùng thủ đô đi qua địa bàn 9 xã của huyện Thường Tín với chiều dài 9,2 km, liên quan đến gần 2000 hộ dân có đất bị thu hồi. Đến nay số hộ đồng thuận, bàn giao mặt bằng đã đạt 98%. Gần 200 hộ tái định cư cũng sẽ nhận được đất tháng 11 này. Con số này cho thấy, huyện Thường Tín đang là địa phương có kết quả giải phóng mặt bằng khả quan nhất trong số các quận huyện của Thủ đô mà tuyến Vành đai 4 đi qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quận Đống Đa đã công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.

Thành phố Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất được khoảng 6.860 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.

Huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) đã đấu giá thành công 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m².

Theo quy định, không phải tất cả các trường hợp giao dịch về nhà ở đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).

UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trong quý II và quý III năm nay.

Theo quy định của Luật Nhà ở 2023, giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) thuộc một trong các trường hợp sau: