70 năm Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương tham dự hội nghị.

Cách đây 70 năm, cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, việc Hiệp định Genève được ký kết đã kết thúc cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, tạo nguồn cảm hứng cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
Phát biểu tại hội nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng đánh giá Hiệp định Genève là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; khẳng định tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và truyền thống hoà hiếu, tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân Việt Nam.

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nước lớn tham gia Hội nghị Genève đã công nhận và cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là: chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.

70 năm đã trôi qua nhưng ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam vẫn còn vẹn nguyên giá trị, với những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu, phản ánh sinh động nguyên tắc, phương châm, nghệ thuật đối ngoại Việt Nam, toả sáng ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chia sẻ: “Đó là các bài học: Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; Phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao và giữ vững độc lập, tự chủ; bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết và trước hết và quán triệt sâu sắc phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; Phát huy sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giương cao ngọn cờ chính nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”.
Hội thảo quy tụ nhiều tham luận, bài viết có chất lượng của các cơ quan, học giả, cán bộ lão thành về quá trình đàm phán, ký kết và thi hành Hiệp định Genève. Tất cả sẽ được tập hợp thành một cuốn kỷ yếu. Đây sẽ là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học quý về đối ngoại và ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.


Đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an Việt Nam chiều 8/4 đã trao gần 30 tấn hàng cứu trợ cho Myanmar tại sân bay quốc tế Yangon, nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự buổi gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào chiều 8/4, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) diễn ra tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Đây là hội nghị cấp cao đa phương về tăng trưởng xanh đầu tiên mà Việt Nam tổ chức.
Chính phủ giao UBND các tỉnh lập hồ sơ đề án trước ngày 1/5/2025. Bộ Nội vụ thẩm định, lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 30/5.
Sau hội nghị với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính họp với các bộ, ngành vào tối 7/4 để bàn giải pháp thúc đẩy thương mại bền vững, cân bằng với Hoa Kỳ.
Chủ tịch nước Lương Cường cùng lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã tới dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng vào sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ).
0