56 cuộc đời hồi sinh, một trái tim tận tụy
Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Thanh Hải hiện đang là Trưởng khoa Nội tổng hợp II tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. 12 năm qua, bác sĩ Hải đã là người đồng hành của 56 ca ghép thận tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Từ tuyển chọn cặp ghép thận, làm xét nghiệm, đến điều trị sau ghép, nữ bác sỹ này luôn đảm nhiệm cho người bệnh. Sự tận tâm, lòng nhân ái và sự chuyên nghiệp của bác sĩ đã giúp cho các bệnh nhân được ghép thận vượt qua những khó khăn thử thách, tìm lại một cuộc sống mới.
Chia sẻ về cảm nhận sau mỗi ca ghép thận mà mình đồng hành, bác sĩ Hải cho biết: "Bệnh nhân hằng ngày phải thay thế lọc bằng bụng hoặc chạy thận nhân tạo và thông số về chức năng thận của bệnh nhân rất cao. Sau khi ghép, chúng tôi luôn theo dõi và chúng tôi cũng căng thẳng theo bệnh nhân. Khi thông số chức năng thận giảm xuống thì mọi người như vỡ òa cảm xúc. Chúng tôi rất vui sướng và mừng cho bệnh nhân".
Đặc biệt, cuối năm 2024, trong 56 ca ghép thận thì có 2 ca ghép thận cùng 1 lúc được nhận từ bệnh nhân chết não do gia đình hiến tặng. Bác sĩ Hải đã trực theo dõi điều trị chống thải ghép và các bệnh lý nền cho 2 bệnh nhân được ghép thận.
Đối với bác sĩ Hải, mỗi cuộc đời hồi sinh là niềm vui của người thầy thuốc. Còn với các bệnh nhân, nữ bác sĩ giản dị mộc mạc này không chỉ là một bác sĩ giỏi, mà còn là một người bạn, người thân trong cuộc hành trình ghép thận của mình.
56 cuộc đời hồi sinh, 56 gia đình được hạnh phúc trở lại. Đó một phần là thành quả của sự chăm sóc và điều trị tận tâm của bác sĩ Hải.
Bác sĩ Hải và nhân viên Khoa Nội tổng hợp 2 của bệnh viện đang hàng ngày, hàng giờ chăm sóc điều trị cho nhiều bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo chờ cơ hội được ghép.


Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.
Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.
0