5 mức xử phạt vi phạm liên quan đến sổ đỏ

Dưới đây là nội dung chi tiết về những mức phạt liên quan đến sổ đỏ mà người dân cần biết.

Mức phạt không đăng ký đất đai khi làm sổ đỏ lần đầu

Nếu người sử dụng đất cố tình không thực hiện đăng ký đất lần đầu trong các trường hợp sau sẽ bị phạt hành chính từ từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và buộc phải thực hiện việc đăng ký đất lần đầu theo đúng quy định:

  • Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký.
  • Thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê để sử dụng.
  • Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký.

Mức phạt chậm sang tên sổ đỏ

Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày ký công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất, người sử dụng đất phải thực hiện việc sang tên sổ đỏ nếu không sẽ bị xử phạt:

  • Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu.
  • Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đăng ký biến động đất đai.

Ngoài bị phạt tiền, người sử dụng đất còn bị buộc thực hiện đăng ký đất đai theo quy định.

Mức phạt cố tình chuyển nhượng đất không sổ đỏ

Đối với hành vi cố tình chuyển nhượng dù nhà đất không có sổ đỏ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mức phạt tự ý sửa thông tin trên sổ đỏ

Hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa sổ đỏ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu sổ đỏ đã sửa chữa, tẩy xóa đó.

Mức phạt dùng sổ giả mua bán nhà đất

Hành vi dùng sổ giả mua bán nhà đất sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền sẽ tịch thu giấy tờ giả đã sử dụng và hủy bỏ toàn bộ kết quả thủ tục đăng ký biến động sử dụng hồ sơ giả khi chuyển nhượng.

Trường hợp có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì xem xét trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.

Các mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Trường hợp hành vi vi phạm là do tổ chức thực hiện sẽ bị phạt mức tiền gấp 2 lần mức phạt với cá nhân (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng để tránh lãng phí nguồn lực đất đai.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.

Sáng 16/11, Đài Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển". Thông qua diễn đàn, Đài Hà Nội mong muốn tập hợp ý kiến của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các chuyên gia thành một tài liệu tham vấn quan trọng để chuyển cho các cơ quan hữu quan của Chính phủ, hướng đến mục tiêu lý tưởng "mọi người dân đều có nhà để ở".

25 lô đất tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai hôm nay đã được đưa ra đấu giá. Không còn cảnh đông kỷ lục như cách đây hơn 3 tháng, nhưng giá trúng vẫn khiến nhiều người phải giật mình. 2 lô đất có giá trúng cao nhất lên tới 90,3 triệu đồng/m2. Lô thấp nhất chỉ bằng một nửa 45,3 triệu đồng/m2.

Sáng nay, 16/11, Đài Hà Nội tổ chức diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”.

Sáng 16/11, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham dự của các nhà quản lý, nhiều chuyên gia đầu ngành về kinh tế, pháp lý và bất động sản. Đây là cũng vấn đề được Đài Hà Nội kiên trì thực hiện qua tuyến bài “Nhà để ở, không phải để đầu cơ’’ với mong muốn phát triển thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.