200 tác phẩm hội họa về Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa” là sân chơi ý nghĩa để các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Sau hai tháng phát động, cuộc thi đã nhận được gần 200 tác phẩm hội họa với các chất liệu đa dạng từ sơn dầu, lụa, khắc gỗ, bút sắt đến acrylic và màu nước. Đối tượng tham gia dự thi đa phần là các bạn trẻ, người yêu hội họa và họa sĩ cả nước.
Sinh viên Nguyễn Hữu Hải, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, chia sẻ: "Tham quan Văn Miếu một vòng, em thấy những góc nhỏ ở Văn Miếu rất là đẹp và trường tồn theo năm tháng. Cuối cùng em tìm lại từng góc từng góc một và em vẽ tranh đặt tên là Thuở ấy".
Sinh viên Nông Thị Quỳnh Nha, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, cho biết: "Các chất liệu hiện tại thì mọi người đã làm rất nhiều rồi, mình muốn tìm một cái gì đó độc đáo hơn, thì mình sử dụng những miếng ghép hình để có thể tạo hình và lăn lên và in lên đó".
Các tác phẩm dự thi thể hiện sự đa dạng về góc nhìn, câu chuyện, ý tưởng cũng như chất liệu biểu đạt. KTS Bùi Thanh Việt Hùng, thành viên BGK cuộc thi, cho biết: "Các tác giả trẻ gửi đến rất nhiều tác phẩm với nội dung ý tưởng khác nhau và được thể hiện với những chất liệu đa dạng từ sơn dầu, màu nước, tranh khắc gỗ đến các chất liệu đồ họa đen trắng. Có thể nói, cuộc thi rất đa dạng về chất liệu và bố cục hình tượng nghệ thuật".
Cuộc thi là cơ hội để các bạn sinh viên, họa sĩ trẻ và những người yêu thích nghệ thuật hội họa phát huy được tài năng, khả năng sáng tạo và lan tỏa niềm đam mê hội họa cũng như tình yêu với di sản văn hoá.


Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, tổ chức và nghệ nhân triển khai chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trong khu phố cổ nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.
Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.
Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.
Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
0