13 bang của Mỹ chuẩn bị kiện tỷ phú Elon Musk
Trong một tuyên bố chung, 13 tổng chưởng lý, trong đó có Tổng chưởng lý New York, nhấn mạnh rằng, ở nước Mỹ, không ai được đứng trên luật pháp và Tổng thống Trump không có quyền cung cấp thông tin cá nhân của người dân cho bất kỳ ai mà ông chọn, cũng như không thể cắt giảm các khoản thanh toán liên bang được Quốc hội chấp thuận. Theo các tổng chưởng lý này, họ đang hành động để bảo vệ hiến pháp Mỹ.
Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm người giàu nhất thế giới phụ trách nỗ lực thu hẹp quy mô của Chính phủ Mỹ. Nhiều quan chức chính phủ và công đoàn lao động đã bày tỏ quan ngại về sự tham gia của Bộ Hiệu quả chính phủ của ông Musk vào hệ thống thanh toán chính phủ liên bang, cho rằng điều này có thể gây ra rủi ro an ninh hoặc làm mất các khoản chi trả cho nhiều chương trình an sinh xã hội. Đảng Dân chủ Mỹ cũng chỉ trích nhiều hành động của vị tỷ phú công nghệ, trong đó có việc thu thập dữ liệu của người nộp thuế và chuẩn bị đóng cửa cơ quan viện trợ nhân đạo quốc tế hàng đầu của chính phủ.
Ông Greg Casar, Hạ nghị sĩ bang Texas, nói rằng: “Chúng ta ở đây để nói lên tiếng nói chung: hãy sa thải Elon Musk. Một tỷ phú không được bầu hiện có vẻ như có quyền lực vô hạn đối với dữ liệu cá nhân của người Mỹ và đối với tiền đóng thuế của người dân Mỹ”.
Trong diễn biến khác, Liên đoàn viên chức chính phủ lớn nhất của Mỹ và Hiệp hội công nhân dịch vụ đối ngoại Mỹ đã đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm đảo ngược quyết định giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).
Cơ quan này đã trở thành mục tiêu trong chương trình tái cơ cấu chính phủ trên diện rộng do tỷ phú Elon Musk thực hiện. Chính quyền của ông Trump chỉ có kế hoạch giữ lại 294 nhân viên trong số hơn 10.000 nhân viên trên toàn thế giới của USAID.
Ngoài ra, ban hiệu quả chính phủ của ông Musk đã tìm cách ngăn chặn nguồn tiền rót cho USAID và sáp nhập cơ quan này với Bộ Ngoại giao Mỹ. Tuy nhiên, việc này cần được thông qua tại Quốc hội Mỹ vì USAID được thành lập và tài trợ hoạt động theo các luật vẫn có hiệu lực.


Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các đơn vị tác chiến của nước này đã gây thêm tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho quân đội Ukraine tại các mặt trận như Kursk, Belgorod, Donetsk.
Nga cáo buộc trong ngày 5/4 Ukraine đã tiến hành 6 cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, trong khi Ukraine cho biết giao tranh vẫn đang diễn ra ở khu vực Kursk.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.
Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.
0