120 y, bác sĩ tham gia ca mổ lấy tạng người hiến
Người hiến tạng là một công dân tỉnh Quảng Ninh, bị chấn thương sọ não rất nặng sau tai nạn giao thông. Ngay sau khi có kết luận chẩn đoán chết não cuối cùng, rạng sáng 2/4, tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, gần 120 y, bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, trong đó có 60 y, bác sỹ thuộc các trung tâm ghép tạng của Việt Nam đã tiến hành lấy đa tạng từ người cho chết não.
Đây là lần đầu tiên việc lấy tạng được thực hiện tại một bệnh viện tuyến tỉnh, từ đó chuyển tới nhiều trung tâm ghép tạng trong cả nước, xa nhất là tới Bệnh viện Trung ương Huế. Các tạng được hiến gồm: tim, gan (chia tách gan phải - gan trái), 2 quả thận, 2 giác mạc.

Các bác sĩ thực hiện việc lấy tạng từ người hiến chết não
PGS -TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, nhận định: "đúng là cột mốc quan trọng và khi thành công thì không chỉ là bài học cho các bệnh viện tỉnh mà còn là bài học của tất cả các bệnh viện trên toàn quốc".
TS Bác sỹ Trần Anh Cường, Giám đốc Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, cho biết: "do chúng ta đã chuẩn bị hết sức kỹ kế hoạch cũng như phương án, đồng thời có đào tạo cho anh em, chính vì vậy đợt lấy đa tạng này chúng ta triển khai tốt".

Sau 4 giờ phẫu thuật liên tục với sự tập trung cao độ và phối hợp nhịp nhàng, các êkip phẫu thuật đã lấy các tạng như dự kiến thành công và vận chuyển tới các đơn vị để ghép cho bệnh nhân.


Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.
Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.
Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
0