11 luật đã được Quốc hội thông qua

Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật; xem xét, thông qua 21 nghị quyết; cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật. Đặc biệt, đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, 936 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu và đã có 750 lượt đại biểu phát biểu;  2.119 lượt đại biểu phát biểu tại phiên thảo luận tổ.

Quốc hội đã tiến hành chất vấn ba Bộ trưởng và Tổng Kiểm toán Nhà nước về bốn lĩnh vực: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Kiểm toán nhà nước.

Quang cảnh phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Báo Chính phủ.

Với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật; xem xét, thông qua 21 nghị quyết; cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật.

Đặc biệt, sáng 28/6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, đạt 95,06%, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025; có 7 quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Đây là một đạo luật riêng quy định cho Thủ đô Hà Nội, vừa là Thủ đô hành chính, vừa là một đô thị đặc biệt của cả nước. Dự thảo luật trình Quốc hội thông qua đã quy định các cơ chế riêng, ưu đãi đặc thù, đặc biệt vượt trội so với hệ thống pháp luật hiện hành; đồng thời cũng là các quy định giao trách nhiệm lớn cho Hà Nội trong xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Trọng Quỳnh/ Hanoimoi.

Đánh giá kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, mặc dù có những điều chỉnh về chương trình, nội dung kỳ họp, trong đó có những vấn đề gấp, khó, phức tạp nhưng vẫn bảo đảm thông suốt, thận trọng, linh hoạt, hiệu quả trong điều hành và nhận được sự đồng thuận, thống nhất cao của các đại biểu Quốc hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các đại biểu đề nghị thống nhất, dữ liệu cá nhân được sử dụng để chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu phát triển, cần bảo đảm không xâm phạm đời tư cá nhân.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề xuất xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn, mở ra kỳ vọng hợp tác bền vững giữa hai quốc gia trong lĩnh vực công nghệ cao.

Sử dụng vốn vay ODA hiệu quả, phù hợp với bối cảnh của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ phục vụ cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 2) và dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.

Nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh vai trò của người dân, đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo.

Nhà nước chỉ quản lý vốn góp tại doanh nghiệp, bình đẳng với các nhà đầu tư khác, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.