Vì sao Mỹ tụt hạng trên bảng xếp hạng hạnh phúc?
Công ty Gallup International vừa công bố Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2024 - báo cáo thường niên lần thứ 11. Sự bất hạnh ngày càng gia tăng trong giới trẻ đã khiến Mỹ và một số nước Tây Âu lớn tụt hạng về chỉ số phúc lợi toàn cầu, trong khi các quốc gia Bắc Âu vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu.
Mỹ lần đầu tiên rớt khỏi top 20, tụt xuống vị trí thứ 23 từ vị trí thứ 15 năm ngoái, do cảm giác hạnh phúc của người Mỹ dưới 30 tuổi giảm mạnh. Một trong số những nguyên nhân của việc này là sự căng thẳng do lạm phát.

"Tôi nghĩ vì cuộc sống hiện tại quá đắt đỏ và đối với rất nhiều người, tình hình tài chính quyết định việc họ có hạnh phúc hay không. Sẽ rất khó để hạnh phúc nếu bạn cứ phải chật vật về vấn đề tài chính. Vì vậy, tôi nghĩ đó là lý do tại sao ở đây thật khó khăn'' - một người dân Mỹ cho biết.
Ngoài lạm phát, những áp lực xã hội, cơ hội việc làm giảm sút cùng gánh nặng nợ sinh viên cũng là lí do để nhiều người cảm thấy ít hạnh phúc hơn.

Anh Jonathan Aguilar, sinh viên đại học, cho biết: "Khi tôi tốt nghiệp trung học, ban đầu tôi chỉ muốn rời khỏi Mỹ. Tôi muốn đến Đức. Rất nhiều người trong chúng tôi phải nghĩ đến khoản nợ sinh viên để đi học đại học so với các nước như Đức hay Ba Lan, tôi nghĩ điều đó cũng góp phần lớn vào giảm chỉ số hạnh phúc".
Trong khi bảng xếp hạng toàn cầu về mức độ hạnh phúc của những người từ 60 tuổi trở lên sẽ xếp Mỹ ở vị trí thứ 10 thì riêng đánh giá cuộc sống của những người dưới 30 tuổi đánh tụt Mỹ xuống vị trí thứ 62.
Những phát hiện này trái ngược với nhiều nghiên cứu trước đây về hạnh phúc, cho thấy con người hạnh phúc nhất ở thời thơ ấu và đầu tuổi thiếu niên, rồi sau đó giảm xuống mức thấp nhất ở tuổi trung niên, sau đó tăng lên khi nghỉ hưu. Thế hệ Millennials và các nhóm tuổi trẻ hơn ở Bắc Mỹ có nguy cơ cảm thấy cô đơn cao hơn đáng kể so với các nhóm tuổi lớn hơn.
Nhiều quốc gia có mức cải thiện phúc lợi lớn nhất lại là các nước ở Trung và Đông Âu. Tại các nước Bắc Âu, người trẻ cho biết chất lượng cuộc sống tốt hơn đáng kể so với người lớn tuổi, ít nhất là ngang bằng.
Báo cáo Hạnh phúc Thế giới hàng năm được đưa ra từ năm 2012 để hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, dựa trên dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Gallup của Mỹ.


Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt với làn sóng chỉ trích từ các nghị sĩ Đảng Dân chủ, sau thông tin ông sẽ nhận một chiếc máy bay Boeing 747-8 siêu sang trị giá 400 triệu USD từ hoàng gia Qatar.
Giá ca cao tăng vọt trong hai năm qua đã khiến nhiều người trẻ tại Nigeria từ bỏ công việc văn phòng để quay trở lại quê hương, tiếp nối nghề trồng ca cao truyền thống. Họ gọi nhau bằng một cái tên vừa thân quen vừa đầy tự hào: “những chàng trai ca cao", tượng trưng cho một thế hệ nông dân mới đang vươn lên làm giàu từ cây ca cao.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov rạng sáng 13/5 (theo giờ Việt Nam) tuyên bố, Nga sẵn sàng tìm kiếm giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột với Ukraine, tuy nhiên sẽ không chấp nhận bất kỳ sự ép buộc nào dưới dạng “ngôn ngữ tối hậu thư”.
Các thị trường chứng khoán trên thế giới đồng loạt tăng điểm trong ngày 12/5, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận giảm mạnh thuế đối với hàng hóa của nhau trong khoảng thời gian 90 ngày.
Ủy viên Quốc phòng Liên minh châu Âu - ông Andrius Kubilius ngày 12/5 đã kêu gọi tăng cường sự hội nhập giữa ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu và Ukraine.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có mặt tại Tòa án Quận Tel Aviv vào ngày 12/5 để tiếp tục làm chứng trong phiên xét xử tham nhũng kéo dài của mình. Đây là lần thứ 27 ông xuất hiện tại tòa, kể từ khi phiên xét xử bắt đầu vào năm 2019.
0