Vì sao 'mỳ tôm thanh long' gây bão mạng?
Thời gian gần đây, câu hát “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mỳ tôm” xuất hiện với tần suất dày đặc trên mạng xã hội khiến nhiều người thắc mắc đây là xu hướng hay là món gì mới? Có gì mà lại "viral" như vậy? Nguồn gốc của "cơn sốt" thanh long đến từ đoạn video quảng bá sản phẩm mì tôm thanh long. Giai điệu không bắt tai nhưng dễ nhớ, cộng với sự xuất hiện của hai linh vật "bé thanh long" đáng yêu, cách dựng video "nghiệp dư" và đơn giản khiến cư dân mạng ấn tượng mạnh.

Được biết, bài hát này được ông Lê Quang Huy (Chủ tịch công ty TNHH Thanh Long Bình Thuận; Phó Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận) viết lời và Nhạc sĩ Đinh Trung Hà phổ nhạc. Theo ông Huy, hai câu hát ông tâm đắc nhất là "Chờ anh thương yêu" và "Cho anh tình yêu". Hai câu hát có ý nghĩa nâng tầm giá trị của trái thanh long đã mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng và mong mọi người sẽ dành tình yêu cho những trái thanh long và người trồng thanh long.
Về thông tin chi phí sản xuất, ông Huy cho biết chỉ tốn 200.000 đồng và không tốn quá nhiều đội ngũ nhân sự. Tuy nhiên, hiệu suất lại đạt hiệu quả cao khi chỉ trong ít ngày, bài hát đã trở thành một xu thế từ trào lưu chế ảnh, chế video trên khắp các trang mạng.
Nhiều người cho biết họ thích vì lời ca bắt tai, dễ nghe. Một số người vì nghe quá nhiều nên thuộc luôn giai điệu bài hát, thậm chí chỉ nhìn thấy quả thanh long thôi cũng nhớ ngay đến bài hát đang viral.
Theo phân tích của trang YouNet Media, trong vòng chưa đầy 72 giờ (27 - 29/11) đã có gần một triệu tương tác và 81,93K thảo luận xoay quanh món "mì tôm thanh long" trên mạng xã hội.
Bản karaoke của "Bài ca mì thanh long" đã thu hút gần 215.000 lượt xem và hơn 10.000 lượt thích. Câu hát trong bài cũng thành nguồn cảm hứng sáng tạo và câu nói "hot trend" trên mạng xã hội nhiều ngày qua. Thậm chí, các nhãn hàng khác cũng bắt đầu bắt trend xu hướng thanh long.



Thực tế, sản phẩm mì tôm thanh long không phải mới ra mắt mà đã được Công ty TNHH Thanh Long Bình Thuận đưa ra thị trường năm 2022. Sau đó, các sản phẩm được mua lại độc quyền và tiếp tục chế biến, đưa ra thị trường.


Chi cục Thuế khu vực I vừa có Công văn yêu cầu rà soát trọng điểm việc lập hóa đơn bán hàng hóa với các doanh nghiệp là nhà sản xuất, kinh doanh đầu mối, phân phối thương mại thuộc các ngành vàng, bạc, thuốc…
Nhiều doanh nghiệp tại TP. HCM đã chủ động tham gia chương trình "tick xanh trách nhiệm" để đảm bảo hàng hóa có chất lượng ổn định khi đến tay người tiêu dùng.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/5 đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025 do căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát và nguy cơ thiên tai gia tăng.
Công nghiệp bán dẫn được xem là một trong những chìa khóa công nghệ cho tương lai tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Việc đưa ra các chính sách rõ ràng, cụ thể, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện EPR là rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
Cuộc tranh cãi xoay quanh bản quyền tác giả của bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" - bức ảnh gắn liền với tên tuổi của phóng viên ảnh Nick Út (một người Việt, làm việc cho hãng thông tấn AP) khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện của ý kiến kiểm toán. Sự tương đồng giữa hai câu chuyện là gì?
0