Vì sao KOL lập doanh nghiệp?

Các KOL và TikToker như Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục, Phạm Thoại,… đều có doanh nghiệp riêng và tăng vốn điều lệ nhiều lần. Lý do đằng sau vụ việc này là gì?

Gần đây, các sự việc liên quan đến các KOL, TikToker trở nên ầm ĩ, mọi người để ý rằng, hầu như các KOL và các TikToker nổi tiếng đều có trong tay các doanh nghiệp với sô vốn cả chục tỷ đồng. Liệu rằng, đây là giai đoạn cực thịnh của nghề KOL, TikToker?

Đằng sau các quyết định thành lập doanh nghiệp là những lợi ích to lớn về mặt kinh tế. Đó đơn thuần là bài toán tối ưu hóa lợi ích kinh tế. Việc những người nổi tiếng thành lập doanh nghiệp không phải là gần đây. Những ca sĩ, người mẫu nổi tiếng như Mỹ Tâm, Sơn Tùng - MTP, Văn Mai Hương,… đều có công ty riêng của họ. Những KOL, TikToker nổi tiếng như Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục, Phạm Thoại,... cũng bắt đầu thành lập công ty khi việc kinh doanh của họ phát triển.

Thực tế, hầu như hoạt động của các công ty này đều gắn liền với tên tuổi của người nổi tiếng đó. Những người nổi tiếng sẽ là người lao động chính của công ty. Những người còn lại trong công ty được coi là ekip hỗ trợ. Vậy, tại sao họ lại thành lập doanh nghiệp cho rắc rối?

Quyết định thành lập doanh nghiệp là quyết định mang nhiều lợi ích về kinh tế, trước hết là lợi ích về thuế. Nhờ thành lập doanh nghiệp, các khoản chi cho ekip được ghi vào chi phí, giúp phần lợi nhuận giảm đi. Thuế thu nhập doanh nghiệp là đánh trên lợi nhuận, không phải đánh vào doanh thu. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp cơ bản hiện tại là 20%.

Nếu "làm tất ăn cả" với vai trò cá nhân, toàn bộ thu nhập có được của họ thông qua một công việc, họ phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế đó được tính lũy tiến, lên tới 35% thu nhập.

Thực tế, một người nổi tiếng, ví dụ ca sĩ hay là TikToker bán hàng, họ không thể làm việc một mình; họ cần rất nhiều người hỗ trợ; từ trang điểm, trợ lý, quay phim, dựng video,… Và số tiền chi cho các khoản mục đó là không hề nhỏ. Sẽ rất thiệt thòi cho họ nếu thuế đánh trên toàn bộ doanh thu, trong khi thu nhập thực nhận chỉ là một phần trong đó, không thể hưởng cả.

Do đó, thành lập doanh nghiệp giúp họ tối ưu bài toán về thuế, giảm đi số thuế phải đóng, phù hợp hơn với loại hình kinh doanh đòi hỏi rất nhiều chi phí như vậy.

Ví dụ, Tiktoker X muốn tổ chức một buổi livestream bán hàng, cô ấy phải chuẩn bị cho cả ekip của mình, từ người make up, đội trợ lý phân loại hàng hóa, xe đưa đón, chi phí quần áo. Ví dụ cô ấy được ban tổ chức trả 1 tỷ cho buổi livestream thì số tiền nhận về khoảng 600 triệu, sau khi trả chi phí cho đội hỗ trợ. Để đơn giản bài toán, giả sử cô ấy chỉ có đúng một buổi livestream đó trong 1 năm thì mức thuế của cô sẽ khác nhau trong hai trường hợp:

Thứ nhất, X “làm tất ăn cả” - không thành lập công ty. Cô sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân khoảng 190 triệu đồng dựa trên thu nhập 1 tỷ.

Thứ hai, X thành lập công ty và ghi nhận lương cho mình là 200 triệu đồng. Khi đó, với 200 triệu đồng thu nhập, X chỉ phải chịu 4 triệu đồng thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp của X lãi 400 triệu đồng sau khi trừ lương của X và chi phí cho ekip, đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cô phải nộp là 80 triệu đồng. Tổng thuế là 80 triệu cùng với 4 triệu thuế thu nhập cá nhân của X là 84 triệu.

Nếu X "làm tất ăn cả", thuế cô phải đóng lên tới 190 triệu. Trong khi số tiền 400 triệu đồng X vẫn phải chi cho ekip. Rõ ràng, việc thành lập doanh nghiệp đã giúp X tối ưu khoản thuế phải đóng. Khi doanh thu càng cao, số tiền thuế tiết kiệm được sẽ càng lớn.

Thành lập doanh nghiệp không phải cho oai, không phải do “thời tới”. Tất cả chỉ là quyết định tối đa hóa lợi ích kinh tế. Tất nhiên, ngoài lợi ích kinh tế còn là những lợi ích về mặt hình ảnh, về quyền sở hữu trí tuệ,...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Canada là nước đầu tiên tuyên bố áp thuế trả đũa sau khi Mỹ công bố kế hoạch áp thuế đối ứng đối với hàng hoá nhập khẩu.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều 3/4.

VN-Index vừa có phiên điều chỉnh mạnh nhất trong lịch sử với nhịp giảm gần 88 điểm, mất 6,68% - gần biên độ dao động tối đa là 7% theo quy chế giao dịch của HoSE.

Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn trong sáng 3/4 nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại, trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam.

Thông tin Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam đã gây chấn động thị trường, vượt xa mọi dự đoán từ giới chuyên gia, doanh nghiệp và cả chính các nhà đầu tư Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hơn 180 nền kinh tế, dự báo sẽ làm suy yếu nền kinh tế thế giới vốn đang mới phục hồi sau giai đoạn lạm phát ảnh hưởng bởi xung đột địa chính trị.