Vì sao Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc ?
Chưa năm nào ngay từ trong năm thời tiết đã nồm ẩm nhiều đến vậy. Vậy trạng thái này kéo dài bao lâu?

Dự báo từ 2/2 đến 7/2, khu vực phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn tiếp tục có mưa nhỏ, mưa phùn trộn lẫn sương mù về đêm và sáng. Độ ẩm tương đối trong không khí xấp xỉ mức bão hòa 100%.

Độ ẩm tương đối trong không khí xấp xỉ mức bão hòa 100%.
Về trưa và chiều, mưa tạnh, trời ấm lên, có lúc hửng nắng, nhiệt độ cao nhất tăng lên mức 22 - 25 độ C.
Nguyên nhân vì sao có hiện tượng nồm ẩm?
Lý giải về hiện tượng này các chuyên gia cho biết, do ngoài trời ấm dần nhưng nhiệt độ trong nhà vẫn chưa tăng kịp, kết hợp với độ ẩm cao, lượng hơi nước ngưng tụ trên các bề mặt nhiều hơn, nhất là ở các khu nhà thấp tầng, gây ra nồm ẩm.

Mưa phùn buổi sáng, về chiều trời tạnh ráo và hửng nắng ấm là điều kiện thuận lợi gây hiện tượng nồm ẩm.
Lý giải về hiện tượng sương mù dày đặc diễn ra tại Hà Nội vào sáng ngày 2/2, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra sương mù.
Sương mù ở nước ta thường xảy ra vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông nên sương mù như hiện tại là hiện tượng bình thường.
Ông Lâm cũng khuyến cáo người dân cần lưu ý khi hoạt động ngoài trời, bảo vệ sức khoẻ trong điều kiện ô nhiễm không khí như hiện nay. Đồng thời, khi tham gia giao thông, đặc biệt trên quốc lộ, sương mù sẽ làm hạn chế tầm nhìn nên mọi người cần kiểm soát tốc độ khi di chuyển.
Dự báo từ 8/2 (tức ngày 29 Tết), nồm ẩm chấm dứt khi một khối không khí lạnh mạnh tràn xuống gây mưa rét cho miền Bắc.
Không gian nồm ẩm, dễ gây bệnh, cách phòng chống?
Thời tiết nồm ẩm là môi trường mà virus, vi khuẩn sinh sôi, phát triển dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, các bệnh về đường tiêu hóa, một số bệnh ngoài da và dị ứng gia tăng.
Quần áo phơi lâu khô, thức ăn dễ bị ôi thiu, nấm mốc. Ngoài ra, nồm ẩm còn gây hại cho đồ nội thất, các thiết bị điện tử trong nhà.
- Luôn đóng kín cửa: Nhiều người có thói quen mở cửa để đón gió nhằm giúp nhà thoáng hơn và mong gió sẽ làm khô sàn. Nhưng những cơn gió mang độ ẩm cao thổi vào nhà chỉ khiến nhà thêm ẩm ướt.
- Không bật quạt: Hơi gió không làm cho mọi thứ khô ráo hơn mà còn làm hơi nước ngưng tụ khiến độ ẩm trong nhà càng tăng cao. Vì vậy, không nên bật quạt trong ngày nồm ẩm.
- Dùng giẻ khô lau sàn là một cách thấm hút giúp sàn nhà nhanh khô hơn.
- Ngừng nguồn ẩm bằng cách sửa chữa những chỗ bị rò rỉ nước trong nhà.
- Bố trí quạt thông gió phòng bếp và phòng tắm để không khí được thông thoáng.
- Giảm độ ẩm trong nhà bằng máy hút ẩm, điều hòa: Độ ẩm lý tưởng khoảng 40 - 60%.


Mật độ phương tiện dự kiến gia tăng nhanh chóng trong hôm nay (5/4) vì người dân đổ về các tuyến cửa ngõ dịp nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương. Lực lượng chức năng đã chủ động nhiều phương án ứng phó để bảo đảm an toàn cho người dân đi lại.
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục cứu nạn, cứu hộ, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đã cùng chiến sĩ trong đoàn cứu hộ Việt Nam đến thăm hỏi và tặng quà các gia đình chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Myanmar đang khó khăn sau trận động đất 7,7 độ.
Công an tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (Sinh năm 1998, trú tại TP.HCM).
Nhà máy Z113 đã tổ chức huấn luyện, diễn tập hàng năm; cấp phát bảo hộ lao động, tổ chức khám sức khỏe, phát hiện bệnh nghề nghiệp nhằm hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động.
Hơn 30 năm phát triển phong trào hiến máu tình nguyện và 25 năm Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện thực sự là cuộc cách mạng, thay đổi nhận thức của hàng chục triệu người dân về nghĩa cử hiến máu.
Liên tiếp 6 trận động đất đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong vòng 1 giờ, từ 11 giờ 31 phút 23 giây đến 12 giờ 32 phút 51 giây ngày 4/4.
0