Vì sao doanh nghiệp ít đầu tư làm nhà ở xã hội?
Vấn đề lớn nhất hiện tại là quỹ đất. Đến nay, nhiều tỉnh, thành phố vẫn chưa bố trí đủ để phát triển nhà ở xã hội. Và nếu đáp ứng điều kiện này thì vướng mắc về thủ tục pháp lý cũng đang khiến doanh nghiệp ngại đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
Ông Vương Quốc Toàn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP tập đoàn bất động sản Lan Hưng, cho biết: “Nếu chúng ta muốn làm được 1 triệu căn nhà ở xã hội mà chúng ta không quyết liệt về phần đất, phần đất là phần rất quan trọng. Từ 2017 đến bây giờ, cụ thể năm ngoái năm kia chúng tôi mới được chấp thuận 1 loạt dự án. Tức là cái thủ tục pháp lý lâu quá".
Ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành, cho biết: “Chúng tôi đang vướng mắc ngay khâu chấp thuận đầu tư. Chúng tôi phù hợp với quy hoạch chung, chúng tôi được điều chỉnh hệ số lên 1,5 lần theo quy định của NQ98 và luật nhà ở khi làm NOXH, đây là vấn đề được ưu đãi. Trong khi những vấn đề chỉ tiêu quy hoạch đó đã được sở Quy hoạch - kiến trúc, UBND quận huyện cũng như UBNDTP đã có văn bản chấp thuận”.
Tiếp cận nguồn vốn cũng đang còn nhiều rào cản. Hiệu quả sau 1 năm rưỡi giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng đã cho thấy rõ điều này. Tính đến cuối quý III năm nay, mới giải ngân được hơn 1%, tương ứng 1.783 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Duy Thành - Tổng Giám đốc công ty Quản lý nhà toàn cầu, cho biết: “Đối với doanh nghiệp tiếp cận gói tín dụng 120.000 tỷ này chỉ được cam kết lãi vay trong thời gian cố định là 3 năm, mà chúng ta thấy rằng trong thời gian 3 năm như vậy, việc triển khai dự án là không thể nào hoàn thành trong ba năm khi cần phải thực hiện thủ tục pháp lý và triển khai dự án. Và họ rất lo lắng rằng sau 3 năm đó, với lãi suất theo góc nhìn của doanh nghiệp là gần như thả nổi, tại vì đó là thỏa thuận, thì nó sẽ là ẩn số khi họ xây dựng phương án về lợi nhuận trong triển khai dự án nhà ở xã hội”.
Ông Phạm Đức Ấn - Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội - Chủ tịch Agribank, cho biết: “Tôi nói nếu như lãi suất thương mại chúng tôi cho vay 7% đi nữa thì tính ra làm sao đủ chi trả. Hoặc nếu đủ chi trả thì lại không đủ điều kiện để vay. Ngay các thủ tục phê duyệt đối tượng là vô cùng rườm rà phức tạp, thiếu hiệu quả khiến doanh nghiệp không mặn mà. Nhà ở xã hội họ được 10% lợi nhuận, là sau 2 năm họ đứt luôn, không có cách nào họ sống được cả”.
Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB bất động sản Hà Nội cho rằng nhà ở xã hội không phát triển được trong giai đoạn vừa qua do 2 nguyên do chính. Thứ nhất là về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cho nhà ở xã hội. Do tốc độ phát triển quá nhanh trong các đô thị, cho nên các chính quyền địa phương không thể quan tâm nhiều cho nên dẫn đến không phát triển được nhà ở xã hội. Nguyên nhân thứ 2 là do lợi nhuận không cao, chỉ có 10% các doanh nghiệp được hưởng, trong khi có rất nhiều ràng buộc pháp lý nên nhà ở xã hội bị cản trở bước phát triển. Chỉ khi nhà đầu tư có lợi nhuận thoả đáng thì lúc đó họ mới tích cực tham gia đầu tư nhà ở xã hội.


Lợi dụng thông tin sáp nhập, giá đất tại nhiều tỉnh, thành thời gian qua bị thổi cao phi lý, thị trường bất động sản trở nên méo mó, tiềm ẩn nguy cơ vỡ 'bong bóng'.
Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
0