Vì sao đi du lịch nước ngoài tăng cao?
Nhiều du khách đã lựa chọn đi nước ngoài khi giá vé máy bay nội địa dịp nghỉ lễ và hè quá cao, chiếm đến hơn nửa chi phí chuyến đi. Hiện, các tour Đông Nam Á tăng 15%, các tour khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tăng không quá 20%. Trong khi đó, tour trong nước có thể tăng tới 40% khi giá vé máy bay đắt đỏ. Do vậy, lượng tìm kiếm và đặt tour quốc tế tăng cao.
Hội chợ du lịch VITM tổ chức tại Hà Nội, nơi thu hút khách không phải các gian hàng giới thiệu tour du lịch mà là quầy săn vé khuyến mại, với mong muốn sở hữu cho mình một tấm vé cho kỳ nghĩ lễ sắp đến.

Chị Nguyễn Hữu Anh – quận Long Biên chia sẻ: "Mấy chị em dậy từ 5h30 sáng, sang đây là 6 giờ sáng đến đây xếp hàng. Sáng mua được một lượt, chiều mua được một lượt, chặng ngắn giảm 10%, chặng dài giảm 30%".
Không chịu được cảnh chen chúc, xếp hàng mệt mỏi, nhiều người đã lựa chọn đi du lịch nước ngoài. Đặc biệt nếu đặt tour sớm, du khách có thể được giảm tới 10 triệu đồng. Đó cũng là mức giá hấp dẫn trong thời điểm này khi giá máy bay trong nước đang leo cao.

Theo khảo sát trên website Abay.vn, với chặng bay Hà Nội – Phú Quốc (chặng đi ngày 27/4 và chặng về ngày 1/5), giá vé khứ hồi rẻ nhất của Vietnam Airlines đã lên đến 6 triệu đồng/người (chưa bao gồm thuế và phí). Vietjet Air đưa ra mức tốt nhất giao động từ hai triệu đến ba triệu đồng/người, chưa bao gồm thuế và phí.
Đường bay Hà Nội – Nha Trang hiện nay do Vietnam Airlines khai thác cũng có mức cao nhất lên tới gần 7 triệu đồng. Các hãng Vietjet Air hay Bamboo Airways khai thác đường bay Hà Nội - Nha Trang với mức giá thấp hơn, khoảng 2 - 3 triệu đồng, nhưng mức giá này chưa bao gồm thuế và phí.

Tour du lịch nội địa tăng cao, các đối tác quốc tế đã nắm bắt cơ hội để quảng bá các chương trình hấp dẫn, với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Trong khi thị trường tour du lịch quốc tế đang rất sôi động thì các công ty du lịch trong nước cũng đang tìm mọi cách để thu hút khách với việc tăng khuyến mãi, giảm giá tour, kết hợp đa dạng loại hình tour như: tour đường bộ, đường sắt, đường thủy, nhằm kích cầu du lịch nội địa.
Để du lịch nội đia thu hút du khách Việt thì cần sự chung sức của ba bên. Đó là đơn vị tổ chức tour, điểm đến danh lam thắng cảnh và sự chia sẻ của các hãng hàng không. Có như vậy, chúng ta mới hạn chế với những bất cấp hiện nay, khi ngành du lịch đang nỗ lực quảng bá hình ảnh nhưng lại không phải là sự lựa chọn ưu tiên của du khách trong nước.


Thủ tướng Chính phủ đề nghị rút ngắn thời gian, phấn đấu vượt tiến độ dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình ít nhất 6 tháng, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026.
Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.
Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.
Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.
Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.
Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.
0