Vì sao cánh gà chiên vẫn nhiễm khuẩn?

Theo quy chuẩn của Bộ Y tế, thịt và sản phẩm chế biến từ thịt phải qua xử lý nhiệt trước khi sử dụng không được phép có Salmonella. Đối với E.Coli, tiêu chuẩn cho phép là dưới 10 CFU/g, mẫu xét nghiệm cánh gà chiên cho thấy vượt quá giới hạn cho phép.
Tương tự, vi khuẩn B.Cereus cũng vượt giới hạn cho phép.
Ba loại vi khuẩn này là tác nhân thường gây ra nhiễm độc thức ăn, không chỉ ở Việt Nam.
BSCK Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, kết quả khuẩn E.Coli, Salmonella trong mẫu cánh gà chiên có thể do nhiễm trong quá trình đóng gói, bảo quản, trình bày thức ăn sau khi chế biến, do ô nhiễm nguồn nước hoặc bàn tay người thao tác bị nhiễm khuẩn chạm vào món ăn.
“Nếu bị nhiễm khuẩn từ nguyên liệu cánh gà sống, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt trong quá trình chiên rán nhiệt độ cao và sẽ không tìm thấy trong thành phẩm” – BS Cấp cho biết.
Với E.Coli, sự có mặt của khuẩn này được coi là chỉ điểm của sự nhiễm bẩn phân tươi sống.
E.Coli ký sinh bình thường ở ruột người và đặc biệt ở ruột già, ngoài ra còn ở niêm mạc miệng, sinh dục và cả ở ngoài môi. Khuẩn này phát triển ở nhiệt độ từ 5 - 40°C và tốt nhất ở 37°C. E.Coli nếu đun 55°C trong 1 giờ hoặc 60°C trong 30 phút sẽ bị tiêu diệt. Thời gian khởi phát triệu chứng kể từ khi nhiễm E.Coli từ 1-8 ngày.
Thực phẩm bị ảnh hưởng gồm thịt bò nhiễm phân trong quá trình giết mổ, lây lan chủ yếu bởi thịt bò chưa nấu chín kỹ. Các nguồn khác gồm: sữa không tiệt trùng, rượu táo và nước bị ô nhiễm; các loại thức ăn nguội, các loại rau ăn sống không được rửa kỹ, rau được bón bằng phân tươi... cũng là thực phẩm dễ có E.Coli.
"Triệu chứng thường thấy của người nhiễm E.Coli như bệnh phát đột ngột, đau bụng dữ dội, ít nôn, đi phân lỏng 1-15 lần/ngày, không sốt hoặc sốt nhẹ, đau đầu, đau cơ. Bệnh kéo dài 1-3 ngày thì khỏi. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể sốt cao, mệt mỏi, một số có biến chứng nghiêm trọng" - BS Cấp thông tin.

Bacillus cereus là loại vi khuẩn phổ biến, dễ dàng có mặt trong nhiều loại thực phẩm, món ăn. Khi gặp điều kiện không thuận lợi: khô, nóng do quá trình xử lý, chế biến, bảo quản thực phẩm, B.cereus vẫn có thể tồn tại ở dạng bào tử. Bào tử vi khuẩn chỉ bị giết khi hấp ướt 121°C trong 20 phút hoặc sấy khô 160°C trong 1 giờ.
BS Cấp cho biết: "Món ăn sau khi nấu nướng, nếu được để nguội vài giờ trước khi ăn, bào tử vi khuẩn có thể trở lại trạng thái sinh trưởng và nhân lên".
B.cereus trong thực phẩm bị ô nhiễm có hai cách gây bệnh, một là đi vào ruột, nhân lên tạo độc tố gây ngộ độc dạng tiêu chảy, thường có thời gian ủ bệnh từ 12-24 giờ. Loại thứ 2, vi khuẩn nhân lên trong thực phẩm và tạo độc tố gây nôn, thời gian ủ bệnh từ 0,5- 5 giờ.
Thực phẩm liên quan đến dạng tiêu chảy gồm: thịt, sản phẩm từ thịt, rau, giá đỗ, nước sốt, bánh thập cẩm, thịt gia cầm. Thực phẩm liên quan đến dạng gây nôn gồm: các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, khoai tây, rau quả, trái cây, sản phẩm từ sữa, sản phẩm từ đậu lên men (tương, chao, đậu phụ), nấm.


Số ca mắc sởi đang có chiều hướng gia tăng, hầu hết số ca mắc bệnh đều chưa được tiêm phòng vaccine hoặc chưa tiêm đủ mũi.
Nụ cười không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của hạnh phúc. Đôi khi, đó là lời kêu cứu thầm lặng. Hạnh phúc không phải là che giấu cảm xúc thật mà là biết cách đối diện và vượt qua khó khăn.
Thành phố Hà Nội đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi từ giữa tháng 2/2025, với mục tiêu không để Hà Nội bùng phát dịch sởi.
Số ca mắc bệnh sởi trong năm 2025 gia tăng trong nhóm tuổi từ 6-8 tháng tuổi. Số ca mắc sởi trên địa bàn Hà Nội không quá cao song người dân không được chủ quan, vì sởi có tốc độ lây lan rất mạnh.
Một người phụ nữ tại Hà Nội đã bị chấn thương nghiêm trọng bàn tay do vô tình kẹt tay vào máy xay thịt.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba đã phối hợp với Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm tổ chức khám, dự phòng các bệnh răng miệng cho học sinh miễn phí, nhân dịp hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới.
0