Về Bá Dương Nội tham gia Lễ hội thả diều

Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.

Hằng năm cứ đến Rằm tháng 3 âm lịch, thời điểm bắt đầu một mùa vụ gieo trồng mới của người nông dân thời xưa, người dân làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng) lại nô nức mở hội thi diều - một lễ hội chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước, gắn liền với truyền thuyết về ngôi miếu thờ thần linh châu thổ được xây dựng từ thế kỷ thứ X.

Lễ hội thả diều năm nay đã thu hút 72 chủ diều từ nhiều quận, huyện đến dự thi. Riêng làng Bá Dương Nội có 24 chủ diều. Do có lễ hội, nên người dân ở đây đều biết làm diều và thả diều từ nhỏ, còn tham gia lễ hội thả diều đều là những “lão làng”.

Theo quy định, diều dự thi phải có sải cánh tối thiểu là 2,2m, có 3 sáo trở lên. Diều lên cao và đứng im, ít chao liệng nhất sẽ đoạt giải. Tiếng sáo trong và vang xa, sẽ là điểm cộng cho diều thắng cuộc.

Lễ hội năm nay được tổ chức trang trọng, nghệ nhân thả diều ai cũng rất phấn khởi khi Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, nghề làm diều sáo ở làng Bá Dương Nội được công nhận Bằng danh hiệu nghề truyền thống của Hà Nội.

Lễ hội thả diều làng Bá Dương Nội là một nét văn hóa độc đáo của Thủ đô, đó là những ước vọng của dân làng được gửi gắm vào cánh diều to đẹp, cầu cho một năm mới mưa thuận, gió hòa mùa màng bội thu.

Hiện làng Bá Dương Nội có 134 hộ gia đình làm diều sáo, các thế hệ vẫn tiếp tục phát triển, gìn giữ nét đẹp văn hóa nghìn năm tuổi của làng nghề.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Hẹn ước Bắc Nam” diễn ra đêm 22/4 tại Hà Nội đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả Thủ đô, là dịp để tri ân công lao của bao thế hệ đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc.

Chín bộ di cốt và hiện vật của cư dân văn hóa Quỳnh Văn tại di chỉ Quỳnh Văn (thôn 6, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã được các nhà khảo cổ học phát hiện, sau thời gian hơn một tháng khai quật khảo cổ.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc Nam” đã được tổ chức vào tối 22/4 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đang diễn ra triển lãm với chủ đề “Đại thắng mùa xuân qua những trang sách”.

Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam 21/4 là sự kiện văn hóa ý nghĩa với những người yêu sách và cộng đồng xã hội. Các hoạt động hưởng ứng ngày này đã góp phần khơi dậy văn hoá đọc, tiếp cận tri thức, xây dựng xã hội học tập.

Sinh viên Việt Nam, Nga, Lào, Belarus, Mông Cổ và Trung Quốc lần đầu tiên được tự tay vẽ trứng phục sinh, cùng khám phá văn hoá Nga cũng như chia sẻ phong tục đón Lễ Phục sinh của các nước.