Vẫn triển khai cabin ảo trong đào tạo bằng lái ôtô từ năm 2023

Kể từ ngày 1/1/2023, học viên thi lấy bằng lái ôtô bắt buộc phải thực hành lái xe trên cabin ảo.

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) vừa có văn bản gửi đến Cục Đường bộ Việt Nam về việc áp dụng cabin điện tử trong quy trình đào tạo và sát hạch lái xe.

Cụ thể, Bộ GTVT không đồng ý với kiến nghị của Cục Đường bộ Việt Nam về đề xuất lùi thời hạn áp dụng cabin điện tử. Thay vào đó, lộ trình sử dụng cabin điện tử trong công tác đào tạo lái ôtô như quy định tại Thông tư 04 của Bộ GTVT sẽ được giữ nguyên, nghĩa là bắt đầu từ 1/1/2023.

Ngoài ra, Bộ GTVT quyết định lựa chọn một đơn vị để thử nghiệm cabin điện tử trong đào tạo lái ôtô. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng có đủ thời gian để đưa thiết bị đi thử nghiệm trước thời điểm bắt đầu triển khai chính thức.

Học viên phải thực hành tối thiểu 4 giờ trên cabin mô phỏng. Ảnh: HC Group.

Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất cabin điện tử sẽ đưa sản phẩm đến đơn vị được Bộ GTVT chỉ định thử nghiệm. Tại đây, sản phẩm sẽ được cấp chứng nhận nếu phù hợp với quy chuẩn.

Sau đó, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tiến hành công bố danh sách các doanh nghiệp sở hữu sản phẩm cabin điện tử hợp quy trên website của mình. Dựa vào thông tin này, các cơ sở đào tạo lái xe sẽ trang bị cabin điện tử đúng chuẩn để phục vụ cho công tác đào tạo.

Trước đó, do chưa có đơn vị thử nghiệm cabin điện tử trong đào tạo lái xe, đồng thời chưa có sản phẩm được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn đã được ban hành, Cục Đường bộ Việt Nam đã gửi kiến nghị lên Bộ GTVT, xin phép lùi thời gian đào tạo trên thiết bị này sau ngày 1/1/2023.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cũng có kiến nghị lùi thời hạn nói trên do cần có thêm thời gian kiểm định thiết bị, còn các trung tâm đào tạo cũng vướng phải những khó khăn về nguồn tài chính.

Theo Thông tư số 04 do Bộ GTVT ban hành, các trung tâm đào tạo phải đầu tư thiết bị cabin điện tử tập lái cho học viên thực hành từ ngày 1/1/2023.

Được biết, quy định này nhằm nâng cao kỹ năng và phản xạ cho học viên trong các điều kiện địa hình, cung đường, thời tiết khác nhau, đồng thời mang đến nhiều tình huống giao thông đa dạng.

Việc thực hành trên cabin mô phỏng sẽ giúp học viên nâng cao kỹ năng và phản xạ. Ảnh: HC Group.

Học viên phải có tối thiểu 4 giờ thực hành các bài cơ bản như vận hành số xe, lên dốc, lái xe trên đường vuông góc, đường quanh co giống ở sa hình của bài thi sát hạch, cũng như làm quen với các tình huống trên địa hình đồi núi và đường cao tốc.

Cùng với quy định về quãng đường và thời gian thực hành thực tế trên đường, học viên phải đáp ứng đúng thời gian tối thiểu tập lái trên cabin mô phỏng mới đủ điều kiện tham dự đợt thi sát hạch cấp bằng lái ôtô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau một thời gian dừng bán tại nước ta, mẫu xe Suzuki Swift thế hệ mới đang được các đại lý nhận đặt cọc, dự kiến sẽ ra mắt vào cuối quý II năm nay.

Thị trường ô tô điện Đông Nam Á đang trở thành "chiến trường" khốc liệt, khi các nhà sản xuất Trung Quốc đổ bộ với tham vọng chiếm lĩnh thị phần. Tuy nhiên, con đường chinh phục thị trường đầy tiềm năng này vấp phải nhiều rào cản thách thức.

Hàng loạt chủ xe Mercedes tại Mỹ đã làm đơn kiện tập thể hãng xe này khi cửa sổ trời của xe có thể tự vỡ tung dù không có tác động ngoại lực, gây nguy hiểm cho người trong xe.

Toyota Việt Nam công bố triệu hồi tổng cộng 3.591 xe Toyota Wigo tại Việt Nam để cập nhật phần mềm điều khiển động cơ.

Từ những mẫu xe địa hình như Land Rover Series I, dòng hatchback thực dụng Renault 4, đến biểu tượng xe cơ bắp Pontiac GTO hay siêu xe tiên phong Lamborghini Miura, mỗi chiếc xe đều đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử ngành ô tô.

Trên cả nước hiện có 66 cơ sở đăng kiểm đã trang bị thiết bị đo tốc độ sẵn sàng phục vụ kiểm tra phanh trên đường thử cho các xe rơ moóc và sơ mi rơ moóc, theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam.