Vận tải khách công cộng hướng tới văn minh, hiện đại
Ngày 6/11/2021, Hà Nội chính thức đưa tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông vào vận hành, trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước có tuyến đường sắt đô thị trên cao, khởi đầu cho kỷ nguyên mới của vận tải công cộng nhanh, khối lớn, hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường.
Chị Trần Thị Thanh Trà (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Tại những nơi mình từng đi qua không có tàu điện để mình trải nhiệm. Bởi vậy, khi bây giờ được trải nhiệm tàu điện mình thấy rất lạ, tiện ích, an toàn và nhanh. Mình thường lựa chọn tàu điện Cát Linh – Hà Đông để di chuyển mỗi ngày”.
Sau gần ba năm vận hành, mỗi ngày, tuyến đường sắt trên cao số 2A Cát Linh - Hà Đông đón hơn 35 nghìn lượt khách. Nhiều người đã thay đổi thói quen sử dụng phương tiện cá nhân, lựa chọn tuyến metro làm phương tiện di chuyển chủ yếu.
Ngày 8/8/2024, Hà Nội tiếp tục đưa vào vận hành 8,5 km tuyến đường sắt đô thị thứ hai, minh chứng cho quyết tâm của chính quyền trong việc thay đổi diện mạo giao thông đô thị.
Với các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, giao thông công cộng ngày càng có vai trò quan trọng, là trục xương sống của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Ngoài 10 tuyến đường sắt đô thị đã được phê duyệt tại quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô, Hà Nội tiếp tục đề xuất bổ sung đầu tư xây dựng thêm 5 tuyến mới vào giai đoạn từ sau năm 2035 – 2045.

Phát huy đúng vai trò chủ lực trong hệ thống vận tải công cộng, xe buýt có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển hành khách. Thống kê từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, hiện có 34 tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông; 36 tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị số 3 đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy. Giữa hai tuyến đường sắt này có 13 tuyến xe buýt kết nối.
Trong đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh của Hà Nội, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt khoảng 70 - 90% và đến năm 2035 đạt 100%.
Bà Trần Thị Phương Thả, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội, cho biết: “Chính phủ cũng đã có những chủ trương chuyển đổi dần, không sử dụng những xe tiêu thụ năng lượng diesel nhằm giảm ô nhiễm môi trường và đồng thời khi xe sử dụng năng lượng xanh chất lượng vận hành sẽ tốt hơn".
Phát triển giao thông để phát triển xã hội, đó là mục tiêu mà Hà Nội đã và luôn hướng tới.


Nhiều người cao tuổi thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò tuổi cao gương sáng, tích cực lao động, phát triển kinh tế gia đình.
Tính chung quý I/2025, toàn thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 54.100 lao động, đạt 32% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Nikol Pashinyan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Armenia vào chiều ngày 4/4, theo giờ địa phương.
Đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt là một trong các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, là dịp để chỉnh huấn, chỉnh quân, tự kiểm điểm, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện công tác chuyên môn.
Mật độ phương tiện dự kiến gia tăng nhanh chóng trong hôm nay (5/4) vì người dân đổ về các tuyến cửa ngõ dịp nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương. Lực lượng chức năng đã chủ động nhiều phương án ứng phó để bảo đảm an toàn cho người dân đi lại.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 5/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
0