Văn hóa Việt ở đâu trong lễ hội Halloween?
Lễ hội Halloween bắt nguồn từ dân tộc Celt - một dân tộc sống cách đây hơn 2.000 năm trên các vùng đất thuộc các nước: Anh, Ireland và miền Bắc nước Pháp. Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 01/11 dương lịch. Vào đêm trước năm mới, họ sẽ tổ chức ăn mừng. Dân tộc Celt tin rằng, linh hồn người đã khuất sẽ được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó. Ngày Halloween chính là ngày âm dương giao hòa, người chết và người sống có thể tiếp xúc với nhau. Vào ngày này, tất cả các làng mạc đều dập tắt lửa, mặc những trang phục cực kỳ xấu xí, đánh lừa các linh hồn. Một biểu tượng của ngày Halloween chính là những trái bí ngô được chạm khắc theo hình của các khuôn mặt và được thắp sáng rực rỡ trước cửa thềm nhà. Ánh sáng từ những chiếc đèn bí ngô được phát ra từ miệng hay đôi mắt làm cho lễ hội mang tính ma mị và tạo cảm giác sợ hãi cho những người xung quanh.

Còn ở Việt Nam, dịp để mọi người tưởng nhớ đến những người đã khuất, dịp người cõi âm được trở lại với cõi dương và đón nhận sự quan tâm của người trần chính là Rằm tháng 7 âm lịch. Và lễ hội Halloween cũng có một ý nghĩa nhân văn sâu sắc như vậy. Đây không chỉ là ngày để mọi người vui chơi mà còn để nhắc nhở mọi người sống hướng thiện, kính ngưỡng thần linh, có lòng bác ái, biết giúp đỡ những người khó khăn. Và trong ngày âm dương hội ngộ ấy, các linh hồn có thể thoải mái hòa đồng vào cuộc sống của con người để bớt cô đơn, hiu quạnh. Với ý nghĩa nhân văn và sự pha trộn những nghi lễ tôn giáo và tập tục cổ xưa của nhiều nền văn hóa khác nhau, Halloween ngày càng được mọi người đón nhận và trở thành một trong những lễ hội lâu đời và phổ biến nhất trên thế giới.
Lễ hội Halloween 'phủ sóng' toàn cầu cũng đồng nghĩa với việc thị trường dành cho Halloween cũng tăng trưởng nhanh chóng và mang lại những khoản lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp. Thị trường đồ trang trí hút khách, dịch vụ hóa trang lên ngôi, các nhà làm phim kiếm bội tiền từ những bộ phim kinh dị. Tại Việt Nam, những năm trở lại đây, lễ hội Halloween đang trở nên phổ biến, trên đường phố, quán xá, trường học. Bên cạnh những nhân vật trong truyền thuyết, nhiều hình tượng hoá trang rùng rợn được giới trẻ sử dụng. Điều này khiến nhiều người thắc mắc, liệu lễ hội này có thật sự phù hợp với văn hoá Việt Nam?

Để lễ hội Halloween đóng góp thêm vào sự phong phú, đa dạng của văn hóa Việt Nam, xây dựng đạo đức, nhân cách con người Việt Nam, cũng như tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, điều quan trọng chúng ta phải hướng lễ hội này theo những nội dung, hình thức thể hiện của văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, sản phẩm phục vụ Halloween cũng cần mang những thông điệp, hình ảnh văn hóa Việt, từ đó giúp văn hóa đem lại sức mạnh cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Có được những giải pháp như thế, chúng ta sẽ vừa chứng minh được sự hội nhập quốc tế chủ động của đất nước, vừa biến quá trình hội nhập ấy trở thành nguồn lực cho sự phát triển. Hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của mỗi quốc gia. Điều quan trọng là chúng ta cần chọn lọc tinh hoa để biến quá trình ấy trở thành quá trình tạo thời cơ, thuận lợi cho sự phát triển đất nước.
Hiện nay, nhiều nơi bỏ qua những quan niệm về tín ngưỡng và xem Halloween như một ngày hội mà cả người lớn và trẻ em đều thành những nhân vật trong cổ tích. Qua đó, trẻ em được giáo dục lòng can đảm, chiến thắng nỗi sợ hãi ma quỷ và bóng đêm, phải sống tốt đẹp hơn, nhớ đến công ơn của đấng sinh thành. Đây cũng là dịp để giáo dục con người nên tránh xa những điều xấu xa, lừa lọc, không nên chơi đùa với "ma quỷ". Trong bản thân mỗi con người, ai cũng tồn tại tính thiện và tính ác, nếu chúng ta không hiểu biết, không có những triết lý đúng đắn thì bản ngã sẽ nổi lên làm hại bản thân, gia đình và xã hội./.


UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 68 để gỡ hàng loạt vướng mắc về thủ tục, pháp lý, cơ chế tài chính trong phát triển nhà ở xã hội. Lần này, có vẻ sự sốt ruột đã thực sự đến từ cấp cao nhất.
Hà Nội - cái tên gợi về một thành phố bên sông, thành phố phía trong sông. Cũng như bao thủ đô của mọi quốc gia nằm bên dòng sông, Hà Nội khát khao có nhiều cây cầu bắc qua sông Mẹ, kết nối giao thương, mở rộng không gian phát triển…
“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”. Lời thơ, lời ca ấy đã phần nào nói lên tình cảm kính yêu và niềm tự hào của nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một trong số rất nhiều ca khúc sẽ được vang lên trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Người là niềm tin tất thắng” do Đài Hà Nội thực hiện vào đúng ngày 19/5.
Covid-19 hiện đã được coi là bệnh lưu hành tại Việt Nam, bởi vậy chúng ta cần tiếp cận Covid-19 như một bệnh truyền nhiễm thông thường, không chủ quan nhưng cũng không cần hoang mang.
Thành phố Hà Nội đang nỗ lực để mùa tuyển sinh năm nay diễn ra suôn sẻ, công bằng và minh bạch hơn, với điểm đáng chú ý nhất là bám sát tiêu chí “học gần nhà”.
0