Vận chuyển nội địa Đức giảm do kinh tế trì trệ

Khối lượng vận chuyển hàng hoá qua đường sông nội địa Đức đã sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2023, xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại vì nền kinh tế Đức đang ở trong tình trạng suy giảm.

Theo dữ liệu do Văn phòng Thống kê Liên bang Đức công bố vào tháng 3, lượng hàng hóa trên các tuyến đường thủy quan trọng của Đức như sông Rhine và sông Danube đã giảm xuống mức thấp nhất vào năm 2023.

Ông Roberto Spranzi, Chủ tịch công ty DTG, cho biết khối lượng hàng hóa vận chuyển nội địa ở Đức năm ngoái đã giảm 5,9% so với năm 2022. Công ty này quản lý hơn 100 tàu chở hàng và hơn 7.000 nhân viên.

Lượng hàng hóa trên các tuyến đường thủy quan trọng của Đức như sông Rhine và sông Danube đã giảm xuống mức thấp nhất vào năm 2023.

Theo ông Roberto Spranzi, con số vận chuyển hàng hoá đã giảm từ 182 triệu tấn xuống còn 172 triệu tấn vào năm 2023 là do nhu cầu giảm khi nền kinh tế đang dần suy yếu.

Các tập đoàn công nghiệp lớn của Đức như BASF và Thyssenkrupp đều nằm dọc theo các con sông, minh chứng cho tầm quan trọng của các tuyến đường thủy nội địa trong việc vận chuyển hàng hóa số lượng lớn bao gồm than đá, thép và vật liệu xây dựng.

Con số vận chuyển hàng hoá đã giảm từ 182 triệu tấn xuống còn 172 triệu tấn vào năm 2023 là do nhu cầu giảm khi nền kinh tế đang dần suy yếu.
Khoảng 10% lượng hàng hóa của Đức được vận chuyển bằng đường thủy nội địa.

Ông Roberto Spranzi cho biết: "Từ góc độ kinh doanh, tình hình kinh tế ở Đức năm nay và năm sau không tốt lắm. Nền kinh tế năm nay khó tăng trưởng và phục hồi yếu trong năm tới. Hoạt động kinh doanh của chúng tôi có mối liên hệ chặt chẽ với sức mạnh nền kinh tế nói chung, cả xuất khẩu và nhập khẩu thông qua vận tải nội địa đều giảm đáng kể trong hai năm qua".

Khoảng 10% lượng hàng hóa của Đức được vận chuyển bằng đường thủy nội địa. Trong đó, than, quặng sắt, đá và đất chiếm 56,6%, còn các sản phẩm dầu mỏ chiếm 27,3%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...

Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.

Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.

Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.

Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất, tránh bị động và rút kinh nghiệm từ đợt sốc lần này trước quyết định cuối cùng về thuế đối ứng của Mỹ.

Trước quyết định áp thuế đối ứng lên tới 46% từ Hoa Kỳ, Bộ Công Thương cho biết cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy đàm phán các FTA với các thị trường mới.