Uyển chuyển linh vật rắn trên gốm Bát Tràng
Mỗi dịp Tết đến các nghệ nhân làm gốm làng Bát Tràng lại có cơ hội thể hiện tay nghề với các tác phẩm là biểu tượng linh vật của năm. Nghệ nhân ưu tú Tô Thanh Sơn cùng với học trò của mình đã sáng tạo ra một vài biểu tượng linh vật rắn, năm Ất Tỵ, rất độc đáo và ý nghĩa.
Nghệ nhân ưu tú Lê Thanh Sơn - Làng gốm Bát Tràng chia sẻ: "Năm nay là năm Ất Tỵ - rắn vàng nên tôi chọn màu be để linh vật gần gũi với đời thường, mang biểu tượng văn hoá Phật giáo theo tích rắn che chở cho Phật. Tôi muốn đưa vào hình tượng rắn che chở cho chúng sinh. Theo các cụ, 12 con giáp đều có nhân phẩm, nhân cách, tính tốt riêng, ví như con rắn biểu tượng cho tình yêu, tình bạn, một con rắn uyển chuyển, quấn quýt không rời".
Trong Phật giáo, rắn được xem là linh vật trượng nghĩa, giác ngộ, hướng thiện, biết chở che và bảo vệ sự tốt lành. Việc thiết kế linh vật không chỉ đơn thuần là tái hiện một hình ảnh thực tế hay sao chép những đặc điểm ngoại hình một cách chính xác.
Điều quan trọng là người nghệ nhân phải tạo hình sao cho linh vật không chỉ đẹp về hình thức mà còn phải gợi lên được cảm xúc, sự gần gũi, thân thiện.
Linh vật thường là tác phẩm nghệ thuật độc đáo để bài trí không gian sống, với mong muốn giúp gia chủ luôn may mắn, đón nhận tài lộc dưới sự che chở để an lành, hạnh phúc và thành công.
Anh Trần Anh Tú, thế hệ nghệ nhân trẻ làng gốm Bát Tràng, lại thể hiện linh vật rắn gắn với những sản phẩm có tính thực tiễn với đời sống, linh vật rắn được anh thể hiện trên những chiếc đĩa, có thể sử dụng trang trí hoặc dùng để đồ ăn trong những ngày Tết.
Biểu tượng linh vật của năm, không chỉ là một biểu tượng trang trí, mà là sự kết tinh của trí tuệ, tâm hồn và niềm tin vào một năm mới an khang, thịnh vượng.


Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.
UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.
Việc đẩy mạnh số hóa các di tích lịch sử của Thủ đô không những góp phần lưu trữ những tư liệu, hình ảnh quý mà còn giúp người dân trong và ngoài nước thêm hiểu, thêm yêu văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.
0