USAID triệu hồi nhân viên quốc tế về nước

Ngày 4/2, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh đóng cửa tất cả văn phòng nước ngoài của Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và triệu hồi nhân viên về nước.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính phủ Mỹ chuẩn bị sáp nhập USAID vào Bộ Ngoại giao, nhằm tái cấu trúc cơ quan này và giảm bớt hoạt động viện trợ quốc tế.

Thông báo thu hẹp hoạt động đã được gửi tới nhân viên USAID qua email và công bố trên trang web chính thức của USAID, chấm dứt sứ mệnh kéo dài sáu thập kỷ của cơ quan viện trợ Mỹ.

Theo đó, lệnh này sẽ có hiệu lực trước nửa đêm ngày 7/2, yêu cầu toàn bộ nhân viên USAID tại nước ngoài trở về Mỹ trong vòng 30 ngày, ngoại trừ những người được xác định giữ vai trò thiết yếu. Các nhà thầu không nằm trong danh sách “thiết yếu” cũng sẽ bị chấm dứt hợp đồng.

Hiện tại, nhiều nhà lập pháp Mỹ đã lên tiếng chỉ trích động thái này. Ông Chris Van Hollen, Nghị sỹ Đảng Dân chủ đại diện bang Maryland (Mỹ), cho biết: “Điều này không hề nhằm mục đích giúp chính phủ Mỹ hoạt động hiệu quả hơn, mà thực chất là để hỗ trợ và tiếp tay cho các đối thủ của chúng ta trên toàn cầu. Họ đóng cửa các cơ quan, cho nhân viên nghỉ việc để tạo ra ảo tưởng rằng họ đang tiết kiệm ngân sách. Nhưng để làm gì? Để hợp thức hóa một đợt cắt giảm thuế khổng lồ cho các tỷ phú và tập đoàn”.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia đặt câu hỏi về tính hợp pháp của quyết định thu hẹp hoạt động của USAID.

Ông Noam Unger, Chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), cho hay: “Theo quy định, bất kỳ thay đổi lớn nào đối với một cơ quan liên bang đều cần có sự chấp thuận của Quốc hội. Quốc hội, với vai trò kiểm soát ngân sách, hoàn toàn có thể can thiệp để ngăn chặn quyết định này".

USAID hiện có hơn 10.000 nhân viên, trong đó khoảng 2/3 làm việc tại hơn 60 văn phòng trên thế giới. Việc thu hẹp hoạt động của USAID được dự báo sẽ tác động lớn đến hàng tỷ đô la viện trợ tại khoảng 120 quốc gia, bao gồm các chương trình hỗ trợ an ninh cho Ukraine, viện trợ giáo dục cho nữ sinh tại Afghanistan, cung cấp nước sạch, đào tạo nghề và các sáng kiến y tế toàn cầu. Các chương trình giúp kiểm soát dịch Ebola, xóa bỏ bệnh bại liệt và hỗ trợ điều trị HIV/AIDS tại châu Phi cũng có nguy cơ bị gián đoạn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.

Từ vị thế một trong những nhân vật quyền lực nhất của phe cực hữu châu Âu và ứng cử viên sáng giá trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2027, sự nghiệp chính trị của bà Marine Le Pen đang đứng trước thử thách lớn.

Cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar những ngày qua đã tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ người dân Mandalay sau thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.

Quân đội Israel ngày 4/4 cho biết, họ đang mở rộng quyền kiểm soát trên bộ ở phía Bắc Dải Gaza trong bối cảnh chiến dịch quân sự nhằm chiếm giữ các khu vực rộng lớn đang diễn ra ở phía Nam.

Truyền thông nhà nước Myanmar ngày 5/4 đưa tin, số người thiệt mạng do trận động đất ở quốc gia này đã tăng lên 3.354, với hơn 200 người vẫn còn mất tích, hơn 4.800 người bị thương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn ngày 5/4 đã kêu gọi Washington “tham vấn bình đẳng” với các đối tác thương mại về chính sách thuế quan mới.