Uống rượu, bia ngày Tết - ‘vui thôi, đừng vui quá’ | Hà Nội tin mỗi chiều
Tết bao giờ cũng vui, bởi Tết là dịp để mọi người sum vầy. Nhưng cũng chẳng biết từ bao giờ, rượu bia cũng là thứ “gắn liền” với Tết, trở thành niềm vui nhưng cũng có khi lại là nỗi ám ảnh của không ít gia đình.
Ngày Tết, đến mỗi nhà chúc nhau vài chén cũng có đủ hơi men trong người, liệu trong số đó ai sẽ gọi taxi hay nhờ người khác chở về? Một chút tặc lưỡi chắc chẳng sao đâu, uống ít nhưng vẫn có thể gây ra hậu quả khôn lường. Vấn nạn ma men sau tay lái ngày càng nóng vào mỗi dịp “Tết đến xuân về”. Nhiều trường hợp say xỉn khi lái xe đã phải chịu mức xử phạt tương ứng, thậm chí có người đã phải trả giá bằng tính mạng của chính mình và của các nạn nhân khác từ hành vi lái xe sau khi uống rượu bia. Nỗi ám ảnh, hối hận đeo đuổi họ suốt cuộc đời.

Các vụ tai nạn giao thông trong dịp Tết có thể tăng 30 đến 40% so với ngày thường, nguyên nhân phần lớn do việc lạm dụng rượu bia, cộng với ý thức của người tham gia giao thông kém, không đội mũ bảo hiểm, một bộ phận thanh, thiếu niên phóng nhanh vượt ẩu.Theo kết quả nghiên cứu nhiều năm gần đây, tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), trong số những ca cấp cứu do tai nạn, thương tích ngày Tết, số người bị tai nạn giao thông chiếm tới 60 đến 70%. Một tỷ lệ lớn trong số trường hợp tai nạn giao thông này có nguyên nhân từ việc uống rượu bia quá chén. Ngoài ra, những người sử dụng rượu bia bị tai nạn thường có mức độ thương tật khá nặng, rất khó khăn khi cấp cứu, do thuốc điều trị bị mất tác dụng.
Mặc dù quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn đã được đưa vào Luật Giao thông đường bộ, tuy nhiên do thói quen, tập quán uống rượu bia của người dân khá phổ biến. Theo thống kê, Việt Nam xếp thứ hai ở khu vực Đông Nam Á và thứ ba châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia trên người. Cụ thể, khoảng 170 lít bia/người/năm.
Tết Nguyên đán là khoảng thời gian nhiều người kín lịch để mừng xuân năm mới cùng đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm. Đây cũng là thời điểm nhiều người mệt mỏi vì những chai rượu, chai bia liên tục được khui, những cuộc “ép uống” không lối về nhưng không dễ để từ chối.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, rượu bia là đồ uống không thể thiếu mỗi khi Tết đến. Nhưng Tết cũng là thời điểm nhiều người ép nhau uống rượu, nhằm đánh giá phong độ, xem ai hơn ai. Tuy nhiên khi bị chỉ trích, họ lại vin vào lý do "nam vô tửu như kỳ vô phong" và cho rằng đó là văn hóa truyền thống nhằm ngụy biện cho sự ham nhậu, bê tha.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Đức Biên – Giám đốc Công ty TNHH Luật Đại La cho biết, hành vi "ép buộc người khác uống rượu, bia" là hành vi bị cấm. Bên cạnh đó, từ năm 2020, Chính phủ đã có Nghị định 117 quy định xử phạt về hành vi này. Trong đó nêu rõ xử phạt 1 – 3 triệu đồng với hành vi ép người khác uống rượu bia. Tuy nhiên, thực tế việc tố giác bạn nhậu hoặc người gián tiếp đẩy mình vào tình huống phải uống rượu là khó xảy ra, vì ái ngại và bởi không có bằng chứng tố cáo.

Thời gian qua, lực lượng chức năng đã rất mạnh tay với vi phạm nồng độ cồn. Nhưng nếu người dân không ý thức được sự nguy hiểm của rượu bia thì sẽ rất khó. Văn hóa đem tới lợi ích, kỳ vọng hạnh phúc hay lý tưởng chân thiện mỹ cho cộng đồng và con người. Còn nếu sa đà nhậu nhẹt, lãng phí tiền của, thời gian, sức lực, thậm chí vi phạm pháp luật vì bia rượu là hành vi phi văn hóa. Đồng quan điểm, TS Nguyễn Viết Chức – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhận định câu "rượu bất khả ép nhưng ép bất khả từ" là ngụy biện của những người đi ép rượu.
Vẫn biết, ngăn chặn việc uống rượu bia, nhất là trong dịp Tết rất khó, nhưng để bảo đảm an toàn tính mạng cho chính mình và người khác, mỗi người cần nâng cao ý thức tự kiềm chế bản thân, biết vui có chừng, dừng đúng lúc trong cuộc vui. Nếu đã say xỉn, tuyệt đối không tham gia giao thông để tránh hậu quả cho gia đình, bản thân và xã hội. Thời khắc đón năm mới đang sắp điểm, khi ra đường, mỗi người càng phải ghi nhớ khẩu hiệu đơn giản - đã uống rượu bia thì không lái xe./.
- Đừng để cá chép xuống sông, nilon xuống phố | Hà Nội tin mỗi chiều
- Nên hay không giao bài tập trong kỳ nghỉ Tết? | Hà Nội tin mỗi chiều
- Để mọi người dân đều có xe về quê đón Tết | Hà Nội tin mỗi chiều
- Chuyến xe nghĩa tình đưa công nhân về quê đón Tết | Hà Nội tin mỗi chiều
- Người dân Hà Nội có thể đăng ký xe đến chiều 30 Tết | Hà Nội tin mỗi chiều


Hà Nội vừa được công bố là địa phương dẫn đầu cả nước trong bảng xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố, với 74,7 điểm.
Ngoài phòng xử án, ánh mắt của những người mẹ ngấn lệ. Họ cố níu lấy ánh nhìn cuối cùng của con em mình – những bị cáo trẻ tuổi trong vụ “quái xế” đua xe gây chết người.
Đề xuất nghiên cứu cấm dừng, đỗ ô tô trong các tuyến phố cổ vừa được đưa ra. Đây là một bước tiếp theo mạnh mẽ hơn, sau khi quận Hoàn Kiếm cấm ô tô từ 16 chỗ trở lên vào khu vực này.
Có bao giờ bạn đi siêu thị, đứng trước hàng loạt sản phẩm mà băn khoăn: “Mua cái nào thì vừa tốt cho gia đình, vừa không làm hại đến môi trường?”. Câu hỏi đó tưởng nhỏ thôi, nhưng lại là một phần trong nỗ lực lớn hơn mà thành phố Hà Nội đang triển khai – đó là thúc đẩy tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững.
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang đến gần, kéo theo nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Thế nhưng, điệp khúc xe dù, bến cóc lại một lần nữa trở thành nỗi lo thường trực.
Dịp 30/4 năm nay, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lần đầu cho lăn bánh hai đoàn tàu Thống Nhất mang thiết kế mới hoàn toàn, xuất phát từ Hà Nội và TP.HCM, gặp nhau tại thành phố Đà Nẵng – như một cách gợi lại hình ảnh năm xưa, nhưng bằng một diện mạo rất mới.
0