Uống bia hơi bao cấp chỉ có ở Hà Nội
Quán bia hơi bao cấp trên phố Quán Thánh đã trở thành một điểm đến quen thuộc của các cụ hưu trí. Họ đến đây uống bia không chỉ để giải khát, mà còn để gặp gỡ, trò chuyện, và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của một thời đã qua.
Ông Trần Nhung ở phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm chia sẻ: "Riêng tôi thì buổi chiều hai giờ có mặt tại đây, chơi bóng bàn khoảng 30 phút sau đó nghỉ ngơi, xuống bơi khoảng 30 phút, rồi lên đánh cờ tướng hoặc bi-a khoảng 30 phút. Sau đó, kết thúc tập luyện, từng nhóm người sẽ ra và thưởng thức bia hơi".
Bia hơi uống có bạn thì rất vui. Nhưng nếu không có ai đi cùng, uống một mình cũng không sao cả. Bởi đến đây ai cũng có thể tìm thấy niềm vui của riêng mình.
Bia hơi Hà Nội nổi tiếng ngon, nhất là vào mùa hè được uống bia hơi thì ko có gì bằng. Dù đông khách, nhưng quán bia này cũng chỉ phục vụ đến 18h30 là đóng cửa.
Không chỉ có đàn ông, những người phụ nữ thích uống bia hơi cũng không ít. Thậm chí với họ, bia hơi đã trở thành thứ không thể thiếu mỗi ngày.
5h chiều là giờ cao điểm ở quán bia. Có người đến quán để uống. Có người mua về nhà thưởng thức.
Bên những thức nhắm giản dị, nhiều người vừa nhâm nhi cốc bia vừa hoài niệm về thời bao cấp. Những ký ức ấy không chỉ làm sống lại một thời kỳ khó khăn của Hà Nội đã qua, mà còn là cách để họ trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa đã đi cùng họ suốt bao năm tháng.
Vợ chồng bà An Bích Thủy ở Cầu Giấy đều thích uống bia hơi. Họ tìm đến quán bia này không chỉ bởi nhớ cái hương vị bia hơi truyền thống của Hà Nội, mà còn vì đến đây họ tìm thấy những hoài niệm khó quên của những ngày bao cấp đã xa.
Uống bia hơi bao cấp có vẻ như lạc thời so với nhịp sống ngày nay. Nhưng đó lại là nhịp sống của một thế hệ người Hà Nội với những hoài niệm xưa cũ, một nhịp sống bình dị nhưng đầy ý nghĩa.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.
Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.
0