Ước mơ an cư: Bài toán khó với công nhân

Có một căn nhà ở sau nhiều năm đi làm xa nhà, không phải thuê trọ là mơ ước của nhiều công nhân. Thế nhưng, thực tế, số tiền dành mua nhà ở còn quá lớn so với thu nhập hàng tháng của họ. Vì vậy, để mua được một căn nhà, họ sẽ phải lên kế hoạch tích lũy hay vay mượn, sau đó trả nợ trong nhiều năm. Đây thực sự là bài toán khó với nhiều công nhân, người lao động khi mưu sinh nơi đất khách, quê người.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đang có 4 dán nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp đã được triển khai xây dựng và một phần đã đưa vào khai thác sử dụng, với tổng công suất thiết kế khoảng 22.420 chỗ ở. Các dự án gồm: Dự án nhà ở công nhân thí điểm tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh; Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ; Dự án Khu nhà ở công nhân Công ty Meiko và Công ty TNHH Young Fast, tại Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai.

Ngày mai (18/5), Chủ tịch UBND thành phố sẽ có cuộc gặp gỡ đối thoại với công nhân lao động Thủ đô tại Khu công nghiệp Nội Bài. Và nhà ở cho công nhân cũng là một trong những vấn đề nóng, dự kiến sẽ được người lao động nêu lên những đề xuất với người đứng đầu chính quyền thành phố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ số phát triển con người của Việt Nam được duy trì ở mức cao nhưng vẫn có bất bình đẳng tiềm ẩn, theo Báo cáo Phát triển Con người 2025 mới được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố.

Hơn 10 nghìn đồng có thể mua được một bao thuốc lá là một mức giá quá rẻ, khiến tỷ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam thuộc top cao trên thế giới. Vậy, liệu tăng giá thuốc lá có thực sự giảm được số lượng người hút?

Thủ tướng Chính phủ đề nghị rút ngắn thời gian, phấn đấu vượt tiến độ dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình ít nhất 6 tháng, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026.

Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.

Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.

Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.