UNICEF kêu gọi chung tay hỗ trợ trẻ em Myanmar
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cảnh báo về tác động ngày càng gia tăng đối với trẻ em và gia đình, với nhu cầu ngày càng tăng theo từng giờ và các dư chấn vẫn tiếp diễn, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế phản ứng khẩn cấp để cứu trợ các trẻ em và gia đình.
"Trận động đất là một đòn giáng tàn khốc hơn nữa đối với trẻ em ở Myanmar – nhiều em vốn đã sống trong hoàn cảnh xung đột, di dời và thiếu thốn", Giám đốc Điều hành UNICEF Catherine Russell cho biết, "Chỉ trong vài phút, các em đã mất đi người thân, nhà cửa và khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu. Nhu cầu là rất lớn và đang tăng lên từng giờ".

Trận động đất và các dư chấn đã gây thiệt hại trên diện rộng ở các khu vực miền Trung Myanmar, bao gồm Mandalay, Nay Pyi Taw, Sagaing, Bago và các khu vực Shan. Theo số liệu chính thức tính đến trưa ngày 31/3, số người chết do trận động đất đã lên tới 2.065 người, 3.900 người khác bị thương và 270 người mất tích - nhiều trong số đó là trẻ em. Số người thiệt mạng dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi các hoạt động tìm kiếm cứu nạn tiếp tục và quy mô thảm họa được làm rõ.
Nhà cửa, trường học, bệnh viện và cơ sở hạ tầng thiết yếu đã bị hư hại nặng nề. Sạt lở đất và sập cầu đường đã khiến nhiều cộng đồng mất điện và mất liên lạc. Nhiều gia đình vốn đã sống trong điều kiện khó khăn giờ đây phải đối mặt với khó khăn hơn nữa, với việc tiếp cận nước sạch, chăm sóc y tế và chỗ ở bị hạn chế.
Trẻ em là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất—phải đối mặt với nguy cơ chấn thương, sang chấn, xa cách gia đình và mất ổn định. Các nhóm UNICEF đang có mặt tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, làm việc với các đối tác và lực lượng ứng phó tại địa phương để đánh giá nhu cầu và cung cấp hỗ trợ khẩn cấp. Trong bước ứng phó ban đầu, UNICEF đang huy động 80 tấn vật tư cứu nạn, bao gồm các bộ dụng cụ y tế, thuốc men, lều bạt và bộ dụng cụ vệ sinh như xà phòng, băng vệ sinh và chất khử trùng, để kịp thời cung cấp cho trẻ em và gia đình đang cần giúp đỡ.
"Trẻ em ở Myanmar đang phải chịu đựng một cuộc khủng hoảng chồng lên khủng hoảng," bà Russell nói. "UNICEF đang mở rộng các hoạt động cứu trợ, và cộng đồng quốc tế đang chung tay, nhưng cần thêm nguồn lực khẩn cấp để cứu sống và bảo vệ trẻ em và gia đình của các em. Đồng thời, chúng tôi cần được tiếp cận hoạt động cứu trợ nhân đạo an toàn, nhanh chóng và không bị cản trở đến các khu vực bị ảnh hưởng để hỗ trợ những người đang tuyệt vọng".
Myanmar đang trải qua một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo phức tạp nhất trên toàn cầu. Ngay cả trước khi trận động đất xảy ra, hơn 6,5 triệu trẻ em đã cần hỗ trợ, với một phần ba người di cư là trẻ em. Tuy nhiên, nỗ lực nhân đạo vẫn thiếu kinh phí nghiêm trọng, với chưa đến 10% trong tổng số kêu gọi trong Kế hoạch Hành động Nhân đạo cho Trẻ em năm 2025 được đáp ứng cho đến nay.
UNICEF kêu gọi tài trợ khẩn cấp để mở rộng hỗ trợ trẻ em và gia đình bị ảnh hưởng bởi trận động đất – bao gồm nước sạch, chăm sóc y tế, bảo vệ, hỗ trợ tâm lý và giáo dục khẩn cấp.


Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.
Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.
0