Ứng xử có văn hóa với Hồ Gươm | Hà Nội tin mỗi chiều
Việc TP Hà Nội tạo nên một không gian phố đi bộ xung quanh Hồ Gươm đã giúp người dân Hà Nội và du khách trong và ngoài nước có thêm một không gian công cộng, một địa điểm tham quan, giao lưu, nghỉ ngơi lý tưởng. Nhưng không gian văn hóa ấy đang dần bị biến tướng. Thậm chí đến mức, có lúc không gian Hồ Gươm bị ví như một cái “chợ trời lớn”.
Những ngày vừa qua rất nhiều người dân và báo chí đã đồng loạt lên tiếng về sự bát nháo trong nhiều hoạt động ở phố đi bộ Hồ Gươm. UBND quận Hoàn Kiếm cũng đã có văn bản gửi Sở Văn hóa -Thể thao Hà Nội đơn vị chịu trách nhiệm cấp phép các hoạt động trên phố đi bộ Hồ Gươm. Văn bản đề cập một loạt vấn đề, từ việc cấp phép tổ chức các gian hàng không phù hợp đến việc các giải chạy bộ vào ban đêm hay việc sử dụng loa công suất lớn tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Việc tổ chức giải chạy đêm lúc ba giờ sáng bật nhạc ầm ĩ khiến người dân mất ngủ, hay việc sử dụng loa công suất lớn tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục chưa đáng sợ bằng việc ô nhiễm tiếng ồn liên tục Khắp khu vực quanh Hồ Gươm. Coc không ít cư dân quanh đây đã phải bán nhà để đi nơi khác sau khi không chịu nổi ô nhiễm tiếng ồn, khi mà hàng quán nào cũng phát loa thùng, đi vài bước lại gặp một loa kẹo kéo đủ loại. Ô nhiễm tiếng ồn kéo dài từ 19h tối thứ Sáu đến tận 24h Chủ Nhật. Hồ Gươm thực sự ồn ào, xô bồ và mất đi hoàn toàn ý nghĩa của phố đi bộ.
Có thời điểm, Hồ Gươm trở thành một cái chợ trời lớn. Tràn lan người bán rất nhiều loại đồ ăn vặt như nem chua, bánh tráng, giò chả... Nhiều hàng bật bếp gas rán thực phẩm ngay tại chỗ rất nhếch nhác. Hay những gian hàng treo bán quần áo kém thẩm mĩ, lòe loẹt. Giờ đây, khi tới phố đi bộ Hồ Gươm cảm tưởng chỉ thấy người chen người, chẳng còn chỗ nào để thư giãn.
Không gian văn hóa Hồ Gươm là quần thể văn hóa, lịch sử, kiến trúc, gồm: đền Ngọc Sơn, Tháp bút đài nghiên, đền Bà Kiệu, tháp Hòa Phong, đền thờ Vua Lê, di tích Bắc Bộ phủ, Tượng đài Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh... Do vậy, đưa những gian hàng trưng bày, dịch vụ đời sống đặt trong không gian phố đi bộ phải rất thận trọng để làm sao phù hợp với không gian văn hóa của Hồ Gươm. Hãy để người dân được hưởng những giá trị thật, những giá trị văn hóa cốt lõi từ không gian phố đi bộ Hồ Gươm, chứ không phải đến đó để lạc vào những phiên chợ nhếch nhác, ồn ào.
Đã đến lúc cần phải có quy hoạch và quản lý khoa học với tầm nhìn và cách tiếp cận văn hóa rộng và sâu sắc, trả lại không gian đẹp và quyến rũ, không chỉ cho phố đi bộ Hồ Gươm mà cho nhiều quần thể di tích của Thủ đô.
Bản thân khu vực Hồ Gươm nói riêng và các quần thể di tích của Hà Nội đã là những cảnh quan văn hóa có giá trị vật chất và phi vật chất từ lâu đời. Ngày nay khai thác và sử dụng các quần thể này là giữ gìn và phát huy những giá trị đó một cách khoa học với lòng trân trọng, và bắt đầu từ ý thức của từng người, từ nhà quản lý đến mỗi người dân.
- Xúi giục tự tử trên mạng – hội nhóm ảo, hệ lụy thật | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội - điểm đến thân thiện và hòa bình | Hà Nội tin mỗi chiều
- Thiếu giáo viên nhưng sinh viên sư phạm vẫn thất nghiệp | Hà Nội tin mỗi chiều
- Những tiếng 'lộc cộc' trên đầu | Hà Nội tin mỗi chiều
- Xây dựng văn hóa xe buýt Thủ đô | Hà Nội tin mỗi chiều


Hàng triệu người trẻ mới đây đã thức trắng đêm, mất ăn mất ngủ vì buổi phát sóng trực tiếp (livestream) trong đêm 28/3 về cuộc đối chất tình ái ồn ào của một nam streamer. Con số đó cho thấy sức hút khủng khiếp của chuyện đời tư người nổi tiếng đối với công chúng.
UBND thành phố Hà Nội vừa triển khai cơ chế “làn xanh”, yêu cầu xử lý hồ sơ trong 24 giờ cho 10 dự án trọng điểm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 8% trong năm 2025.
Thành phố Hà Nội đã quyết định lắp đặt thêm 3.700 camera AI. Đây chính là một bước đi quan trọng trong lộ trình xây dựng hệ thống quản lý giao thông thông minh.
UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định giao hơn 70.500 m² đất cho quận Long Biên để thực hiện dự án xây dựng công viên, hồ nước, mở ra một không gian xanh cho người dân khu vực.
Những cảnh tượng quen thuộc như không kiên nhẫn vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, phóng vút lên vỉa hè lại xuất hiện trên đường. Có phải một bộ phận người dân đã quên Nghị định 168? Phải chăng, luật chỉ là thứ để đối phó, thay vì tuân thủ? Nếu tình trạng "nhờn" luật này không được chặn đứng, liệu trật tự có thể được lập lại?
Hà Nội đang tính chuyện chuyển đổi toàn bộ taxi và xe cá nhân sang phương tiện xanh. Đây không chỉ là một bước đi tất yếu mà còn là một quyết định mang tính chiến lược cho tương lai của thủ đô.
0