Ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ

Dự kiến 2/4, Chính phủ Mỹ sẽ chính thức công bố chính sách thuế quan mới nhằm bảo vệ nền kinh tế nội địa và điều chỉnh cán cân thương mại.

Chính sách thuế mới này sẽ nhắm vào 15 quốc gia có thặng dư thương mại lớn, trong đó có nhiều nền kinh tế Châu Á. Mỹ có thể sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với các nhóm hàng chủ lực như: nhôm, thép, đồ gồ, dệt may, nông - thủy sản và linh kiện điện tử.

Năm 2024, Việt Nam đạt thặng dư thương mại 123,5 tỷ USD với đối tác Hoa Kỳ. Đây là một trong những lý do khiến Việt Nam có thể là nước sẽ chịu mức thuế quan mới từ phía Mỹ vào ngày 2/4 tới đây.

Ông Đỗ Ngọc Hưng - Tham tán thương mại thương vụ Việt Nam - Hoa Kỳ  cho biết: “Theo dự báo, các nước châu Âu, sau đó là các nước trong khối BRICS và rõ ràng với thặng dư thương mại lớn như vậy, chúng ta đứng thứ ba sau Trung Quốc Mexico xuất siêu vào Mỹ, do đó Mỹ rất có thể yêu cầu một chính sách thương mại lớn hơn”.

Hiện nay, dư địa nhập khẩu hàng hóa của nước ta còn khá rộng. Theo các chuyên gia, Việt Nam nên tăng cường nhập khẩu hàng hoá từ phía Mỹ để cân bằng cán cân, thúc đẩy thương mại song phương hài hòa và bền vững

TS Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia kinh tế cho biết: "Chính phủ nên tìm cách giảm suất siêu vào Mỹ mà có thể tăng thêm hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có nhiều mặt hàng mà chúng ta có thể nhập khẩu từ bên đó, như các vũ khí quốc phòng là một mặt hàng tiềm năng".

Thời điểm này, được thể biết chính xác mức thuế suất là bao nhiêu, nhưng phải chịu chính sách thuế quan mới, các doanh nghiệp Việt sẽ rơi vào tình thế khó khăn khi chi phí tăng, biên lợi nhuận bị thu hẹp, nguy cơ mất đơn hàng và dịch chuyển chuỗi cung ứng có thể xảy ra. Để ứng phó, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, tận dụng các hiệp định thương mại đã kí với các quốc gia khác nhằm tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới

Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc tổng công ty May 10 cho biết: “Chúng tôi đã chủ động chào hàng sang các thị trường châu Á như Hàn quốc, Trung Quốc. Kể cả thị trường Trung quốc là đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn có tiềm năng lớn đối với chúng tôi”.

Một trong những thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt là cáo buộc trung chuyển hàng hóa từ những nước bị Mỹ áp thuế suất cao nhằm né thuế. Do đó, thời gian tới Việt Nam cần rà soát các danh mục đầu tư nước ngoài FDI để minh bạch hoá nguồn gốc xuất xứ hàng hoá từ đó làm căn cứ, minh chứng để đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam đang có gần 1 triệu doanh nghiệp tư nhân, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo ra hơn 40 triệu việc làm. Tuy nhiên, khối này đang bị đối xử thiếu công bằng, thiếu bình đẳng nên vẫn còn nhiều rào cản.

Giữa lúc cổ phiếu AFX của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang đang ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021, Chủ tịch HĐQT – ông Đặng Quang Thái đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phiếu từ 13/5 - 11/6.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bày tỏ sự thận trọng đối với việc cắt giảm thuế tiêu dùng, như một biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo hủy đăng ký giao dịch 2,5 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Dịch vụ Xuất bản Giáo dục Hà Nội (UPCoM: EPH) kể từ ngày 27/5/2025.

Giá vàng miếng SJC và nhẫn trơn theo đà lao dốc của giá vàng thế giới, đồng loạt giảm 1 triệu đồng/lượng vào sáng 12/5.

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đề xuất quy định áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí, tương tự như chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.