Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phát triển điện gió
Tuabin gió do trí tuệ nhân tạo (AI) thiết kế được đặt tên là Birmingham Blade, có hiệu suất cao hơn 7 lần so với thông thường, xét trên phương diện tốc độ gió và môi trường đô thị nó hướng đến.
Tuabin này là sản phẩm liên doanh của Đại học EvoPhase với Đại học Birmingham, chuyên về các thiết kế do AI tạo ra. Trong quá trình cho ra đời bản mẫu, phần mềm AI chỉ mất hơn một tuần để hoàn thiện thiết kế từ hàng nghìn dữ liệu.
Tiến sĩ Kit Windows - Yule, Đại học Birmingham, Vương quốc Anh, chia sẻ: “Birmingham Blade là tuabin gió đầu tiên trên thế giới do trí tuệ nhân tạo (AI) thiết kế và được tối ưu hóa về mặt địa lý. Nó được thiết kế để đạt hiệu suất tối ưu cho thành phố cụ thể mà nó sẽ hoạt động”.
Thiết kế tua bin gió cuối cùng có các cánh quạt cong hình chữ S xoay quanh một điểm trung tâm, tạo ra một luồng xoáy ở giữa và cho phép tuabin hoạt động trong điều kiện gió 3,6 m/giây, thấp hơn đáng kể so với 10 m/giây của hầu hết các tuabin được cấu hình bằng cối xay gió.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đang phát triển một thiết kế khác cho các điều kiện thời tiết khác nhau ở Edinburgh. Họ cũng muốn áp dụng thiết kế do AI điều khiển cho các hệ thống và máy móc ngoài năng lượng gió, bao gồm tối ưu hóa thiết bị để pha trộn và lưu trữ các vật liệu dạng hạt trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và hóa chất.
Vương quốc Anh là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về đầu tư phát triển năng lượng gió.


Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".
Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.
Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.
Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.
Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.
Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.
0