Ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực số trong dạy học
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Một tiết lên lớp môn Công nghệ lớp 5, sử dụng điện thoại đã được cô giáo Dương Hương Nhung, Trường Tiểu học Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, thực hiện rất thành công với nhiều sự đổi mới, sáng tạo đưa những phần mềm vào bài học, phát triển năng lực số, giao tiếp số một cách hợp lý, hiệu quả trong dạy học môn công nghệ cho học sinh lớp 5. Giáo viên, khai thác sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng giờ học thông minh, đem lại sự hào hứng, động lực học tập cho học sinh.
Cô giáo Dương Hương Nhung chia sẻ: “Điểm mới trong bài giảng mà tôi muốn mang đến đó chính là những kỹ năng an toàn khi sử dụng điện thoại. Thứ hai đó là việc sử dụng điện thoại đúng lúc, đúng chỗ và tiết kiệm chi phí. Thứ ba đó là liên quan đến các hoạt động thực hành của các con để sau bài học, các con sẽ biết cách sử dụng điện thoại an toàn".
Còn tiết học STEM lớp 2: Khối trụ, khối cầu tại Trường Tiểu học Đồng Nhân, dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ, khéo léo của cô giáo, các em học sinh đã cùng nhau tự học, cùng khám phá những điểm giống và khác nhau giữa khối trụ và khối cầu. Hoạt động luyện tập được tổ chức thành trò chơi, học sinh được giao lưu, chia sẻ cách làm giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức.
Trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục, các trường học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng tổ chức chuyên đề dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như đẩy mạnh chuyển đổi số còn trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để bước vào kỷ nguyên số.
Th.S Vũ Thị Ngọc Thúy - Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay: “Nếu hoạt động được nhân rộng trong toàn thể học sinh thì đây là cơ hội rất tốt, cũng là nền tảng để học sinh chúng ta sau này phát triển hơn. Các con được tư duy, được rèn kỹ năng tư duy để phát hiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Đúng với tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đó là dạy học để phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh".
Có thể nói, những chuyên đề như thế đem lại hiệu quả cao, phát huy được năng lực phẩm chất, tính tích cực, chủ động, hợp tác của học sinh, phát triển năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ, giao tiếp công nghệ của học sinh chuyên đề có tính đổi mới, sáng tạo, có thể áp dụng và phổ biến cho giáo viên các trường.


Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT. Giáo viên Nguyễn Thị Thu Hằng - Trường THPT Phan Đình Phùng - Hà Nội.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.
Trong bối cảnh Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, các trường học tại Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả.
Cả 8 học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 đều đoạt giải với thành tích xuất sắc gồm 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng.
Cuộc thi “Sinh viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào thiết kế các sản phẩm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đã khép lại với vòng chung kết sôi nổi vào tối 10/5, thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên và giảng viên.
Chủ đề: Góc và Khoảng cách trong không gian. Giáo viên Mai Kim Bình - Trường THPT Việt Đức.
0