Ứng dụng AI hiệu quả trong khu vực công
Theo Chiến lược phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình sẽ dùng AI hỗ trợ. Điều này yêu cầu các cơ quan nhà nước cần thay đổi tư duy quản lý, lấy trải nghiệm của người dân và doanh nghiệp làm tiêu chí đánh giá hiệu quả của các ứng dụng AI.
Thời gian qua, Hà Nội đã bước đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào hoạt động quản lý hành chính và cung cấp dịch vụ công trong các cơ quan quản lý nhà nước. Điều này giúp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến, rút ngắn thời gian xử lý các công việc giấy tờ, nâng cao tính minh bạch trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, để tận dụng được giá trị của trí tuệ của nhân tạo trong khu vực công, cần nhiều yếu tố đột phá hơn nữa, đặc biệt về hạ tầng dữ liệu.
Dễ dàng khi đưa dữ liệu đầu vào; tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng, chính xác, đúng trọng tâm thông tin của bất kỳ đại hội nào... - đó là một vài tính năng nổi bật mà Trợ lý hỏi đáp văn kiện - một trong tám ứng dụng phần mềm dùng chung của Hà Nội có thể làm. Trong 8 ứng dụng phần mềm dùng chung của Thành ủy, có tới 2 ứng dụng có sử dụng trí tuệ nhân tạo AI.
Còn với ngành Nội vụ Hà Nội, thay vì phải mở các lớp về tập huấn công tác văn thư lưu trữ hồ sơ, 3 công chức AI đã được tạo ra. Nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chỉ cần mở link hướng dẫn, các công chức AI sẽ hướng dẫn đầy đủ quy trình.
Hiện nay, các sở, ngành, địa phương đã bắt đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhiều hơn vào hoạt động quản lý hành chính và cung cấp dịch vụ công. Từ đó, vừa tạo thuận lợi cho người dân, vừa giảm tải được khối lượng công việc cho các cán bộ.
Quá trình ứng dụng AI trong khu vực công tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đã cho thấy tiềm năng và đạt một số kết quả ban đầu. Các chuyên gia cho rằng, để ứng dụng trợ lý ảo trong dịch vụ công hiệu quả, cần đảm bảo thông tin AI cung cấp chính xác, phù hợp và hệ thống được cập nhật thường xuyên theo quy định và thủ tục mới.
PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài, Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo cho biết: "Việc triển khai AI vào bất cứ tổ chức nào, đặc biệt với nhà nước thì phải có trách nhiệm rất cao, minh bạch toàn bộ quá trình đó".
Thực tế cho thấy, ứng dụng AI trong khu vực công giúp tiết kiệm nguồn lực, thời gian, tăng hiệu quả công việc cho cả cá nhân cán bộ, công chức và cơ quan, đặc biệt trong bối cảnh, khối lượng công việc của chính quyền cấp xã sẽ nhiều lên trông thấy, khi cấp huyện sẽ dừng hoạt động từ ngày 1/7 tới đây.


Những người từ đủ 75 tuổi trở lên không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng; người từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, mức 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025.
Sáng nay 5/5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV được diễn ra từ 5/5 - 30/6 được đánh giá là kỳ họp lịch sử, quyết định những vấn đề mang tính lịch sử của đất nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ vào hôm nay (4/5); qua đó, xem xét, cho ý kiến về một số nội dung khác nhằm chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025 cũng như một số sự kiện, nhiệm vụ quan trọng khác trong thời gian tới.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Tổng thống Sri Lanka hôm nay (4/5) đã tới thăm và làm việc tại chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 4/5 đã tiếp Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka - lãnh đạo Đảng Mặt trận giải phóng nhân dân Sri Lanka, nhân dịp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak).
0