UNFPA khởi động dự án nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai
Theo đó, phụ nữ đang mang thai ở 60 xã dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa của 6 tỉnh khó khăn nhất bao gồm Bắc Cạn, Lai Châu, Sơn La, Đắc Nông, Kon Tum và Gia Lai, sẽ được hưởng lợi từ dự án này. Đây là mục tiêu quan trọng của dự án “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Các can thiệp đổi mới sáng tạo nhằm giảm tình trạng tử vong mẹ tai các vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam” của UNFPA. Dự án do MSD for Mothers và MSD Việt Nam tài trợ với số tiền 1,2 triệu USD.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của người dân trong vòng 20 năm qua và là một trong 6 quốc gia duy nhất trên thế giới đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 5 (MDG5) về giảm tình trạng tử vong mẹ vào năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự chênh lệch và bất bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục giữa các nhóm dân tộc và vùng miền. Các bằng chứng hiện tại cho thấy mặc dù tỷ lệ tử vong mẹ ở cấp quốc gia đã giảm xuống còn 46 ca tử vong trên 100.000 trẻ đẻ sống, nhưng tại các vùng miền núi và vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên thì tỷ lệ này vẫn ở mức cao với 100-150 ca tử vong trên 100.000 trẻ đẻ sống. Trong số các ca tử vong mẹ tại các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc, phụ nữ thuộc nhóm dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương chiếm tỷ lệ rất cao, ví dụ như phụ nữ dân tộc Hmông chiếm 60% và dân tộc Thái chiếm 17%. Tỷ số tử vong mẹ ở phụ nữ Hmong cao gấp 7 lần so với phụ nữ người Kinh. Hơn một nửa số ca tử vong bà mẹ xảy ra tại các bệnh viện tuyến huyện và tỉnh do năng lực quản lý các biến chứng thai sản của các cơ sở y tế này vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, vị trí địa lý xa xôi, khó tiếp cận, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, rào cản văn hóa và hiểu biết hạn chế về các biến chứng thai sản cũng là những nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong mẹ gia tăng.

Kể từ năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 đã khiến sự bất bình đẳng vốn đã tồn tại càng trầm trọng thêm và gây ảnh hưởng đặc biệt đến các nhóm dân số dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái nói chung, và bà mẹ mang thai vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Phân tích mô hình của UNFPA ước tính rằng dịch Covid-19 trong 3 tháng đầu năm 2020 có thể làm tăng tỷ lệ tử vong mẹ từ 44 đến 65% trong năm 2020 tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là Việt Nam có thêm 298-443 bà mẹ tử vong do mang thai và sinh con trong 1 năm. UNFPA rất quan ngại về vấn đề này vì nó sẽ đảo ngược những thành tựu phát triển mà Việt Nam đã đạt được trong nhiều thập kỷ qua trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục.
Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục toàn diện, có chất lượng và tự nguyện cho đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao năng lực quản lý cấp cứu sản khoa ở các khu vực miền núi; và xây dựng mạng lưới cô đỡ thôn bản ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; lồng ghép biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 vào chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục hiện có.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Chăm sóc Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế khẳng định sự ủng hộ của Bộ Y tế đối với dự án. Ông cũng cho biết: “Cải thiện tình trạng sức khỏe của những đối tượng bị bỏ lại phía sau, bao gồm cả người dân tộc thiểu số, là trọng tâm trong chương trình nghị sự về phát triển của Chính phủ. Những bài học kinh nghiệm và thực hành tốt nhất rút ra từ sáng kiến này sẽ giúp Bộ Y tế triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia về sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2021-2025 với tầm nhìn đến năm 2030, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về chăm sóc sức khỏe”.


Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ đã tham gia buổi tổng hợp luyện diễu binh cuối cùng tại sân bay Biên Hòa, Đồng Nai, chuẩn bị cho lễ Kỷ niệm 50 Năm ngày thống nhất đất nước vào sáng nay, 16/4.
Dự án cầu Đuống mới khởi công từ tháng 7/2024. Sau 9 tháng, dự án có thể sẽ phải tạm dừng thi công do vướng giải phóng mặt bằng.
Nhiều công trình giao thông trọng điểm, góp phần tạo đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông cho TP. Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ sẽ được khánh thành, thông xe trong dịp lễ 30/4.
UBND thành phố Hà Nội vừa công bố phương án, vị trí xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu, nối các huyện Thanh Trì, Gia Lâm với tỉnh Hưng Yên.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cả nước sắp bước vào đợt nắng nóng diện rộng đầu tiên của năm 2025.
Những gói nghỉ dưỡng thông minh, mang tính cá nhân hóa cao, hướng đến thế hệ người dùng hiện đại đang được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn vào dịp lễ 30/4 và 1/5 tới.
0