Ukraine ưu tiên xích lại gần EU, NATO trong năm 2024
Theo đó, trước tháng 3/2024, Quốc hội Ukraine sẽ họp bàn về khuôn khổ pháp lý để hợp nhất luật pháp của Ukraine với luật pháp của EU. Khuôn khổ này bao gồm 35 phần, sẽ trở thành bản hướng dẫn các công tác của Quốc hội trong tương lai hướng tới việc gia nhập EU.
Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ tập trung thông qua luật đưa quân đội Ukraine tiến gần hơn với các tiêu chuẩn của NATO.

Ngày 14/12 vừa qua, lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí mở các cuộc đàm phán về việc kết nạp Ukraine.
Trong khi đó, vào năm 2020, NATO đã công nhận Ukraine là Đối tác cơ hội tăng cường. Tuy nhiên, tháng 9/2023, Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự này chưa sẵn sàng chấp nhận Ukraine như một thành viên khi cuộc xung đột vẫn đang ở giai đoạn căng thẳng.


Valerii Zaluzhnyi, Đại sứ Ukraine tại Vương quốc Anh và cựu Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine đã xác nhận sự tồn tại của một trung tâm chỉ huy quân sự bí mật ở Wiesbaden, Đức, theo Hãng thông tấn Belarus Nexta.
Chính phủ Tây Ban Nha đang chịu áp lực từ các đồng minh NATO và buộc phải chi thêm 2,08 tỷ euro (2,28 tỷ USD) cho quốc phòng trong năm nay.
Lãnh đạo đảng Dân chủ (DP) đối lập chính tại Hàn Quốc, ông Lee Jae Myung tuyên bố từ chức lãnh đạo đảng vào ngày 9/4, ngay trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử lựa chọn Tổng thống mới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho biết đã đạt được thỏa thuận nợ mới với Argentina trong 48 tháng với tổng trị giá 20 tỷ USD.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã ký một sắc lệnh khẩn cấp về kinh tế trong vòng 60 ngày trên toàn quốc và đang chờ Quốc hội phê chuẩn.
Iran tỏ ra hoài nghi trước vòng đàm phán sắp tới với Mỹ liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này. Giới chức Tehran cho biết không kỳ vọng nhiều vào kết quả, trong bối cảnh cả hai bên vẫn tồn tại những bất đồng sâu sắc.
0