Ukraine ngừng nhận vũ khí nào từ Mỹ?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạm thời đình chỉ viện trợ quân sự cho Kiev, sau khi chỉ trích Tổng thống Volodymyr Zelensky về việc từ chối thực hiện lệnh ngừng bắn.

Quyết định này ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ đô la vũ khí và đạn dược, cùng với hàng trăm triệu đô la viện trợ theo Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI), sáng kiến này tài trợ cho các giao dịch mua vũ khí từ các công ty quốc phòng Mỹ, theo tờ The New York Times.

Tạp chí Time đưa tin, một con số cao hơn 3,85 tỷ đô la vũ khí từ các kho dự trữ hiện có của Mỹ đã được Quốc hội chấp thuận.

Axios, trích dẫn Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), lưu ý rằng "hàng tỷ đô la" thiết bị được cam kết dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden vẫn đang trong quá trình giao hàng.

Hệ thống tên lửa HIMAR được Mỹ viện trợ cho quân đội Ukraine. Ảnh: WALL STREET JOURNAL.

Vào tháng 12/2024, ông Biden đã phân bổ 2,5 tỷ đô la viện trợ quân sự dành cho các loại vũ khí, khí tài, bao gồm:

▪️Đạn dược phòng không NASAMS và HAWK

▪️Tên lửa Stinger

▪️Đạn dược chống UAS

▪️Đạn dược HIMARS

▪️Đạn pháo 155mm và 105mm

▪️Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao (HARM)

▪️Hệ thống máy bay không người lái (UAS)

▪️Hệ thống chống thiết giáp Javelin và AT-4

▪️Tên lửa ống phóng, theo dõi quang học, dẫn đường bằng dây (TOW)

▪️Vũ khí nhỏ, đạn dược và lựu đạn

▪️Thiết bị phá hủy và đạn dược

▪️Thiết bị liên lạc an toàn

▪️Phụ tùng thay thế, dịch vụ và đào tạo

Vào ngày 9 tháng 1, ông Biden đã công bố thêm 500 triệu đô la viện trợ an ninh, trong đó bao gồm:

▪️Đạn dược không đối đất

▪️Thiết bị hỗ trợ F-16

▪️Hệ thống cầu nối bọc thép

▪️Thiết bị liên lạc an toàn

▪️Vũ khí nhỏ và đạn dược

▪️Tên lửa AIM-7, RIM-7 và AIM-9M dùng cho phòng không

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ ngày 28 đến 30/3, lễ hội ẩm thực Pháp tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại Công viên Thống nhất trở lại Thủ đô Hà Nội. Điểm đặc sắc của năm nay là lần đầu tiên có thêm sự tham gia của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF; Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF; nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và Tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF).

Tiêm kích SU-35 của Nga đã áp sát và gây nguy hiểm cho UAV MQ-9 Reaper của Pháp vào ngày 2/3, trên không phận quốc tế phía Đông Địa Trung Hải.

Ít nhất 8 người đã bị thương sau vụ thả nhầm 8 quả bom xuống khu vực dân sự, do một máy bay phản lực của Không quân Hàn Quốc gây ra.

Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiến hành một cuộc tập trận chung thường niên mang tên "Lá chắn Tự do", diễn ra vào ngày 10/3.

Lực lượng Nga thuộc cánh quân phía Nam đã sử dụng hệ thống pháo phản lực, phóng loạt (MLRS) BM-21 Grad để tấn công một điểm tập kết tạm thời của quân đội Ukraine tại Kherson.

Các lực lượng vũ trang của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được nhận định là chưa đủ khả năng đối phó với cuộc chiến tranh UAV ngày càng phức tạp.