Ukraine không thể chỉ dựa vào Mỹ

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba ngày 06/11 cho biết, chính phủ nước này hy vọng sẽ thiết lập quan hệ đối tác với các nước Liên minh châu Âu (EU) để có thể tiếp tục chiến đấu, bất kể kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 như thế nào.
Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba

“Về những gì có thể xảy ra vào năm 2024, chúng ta sẽ phải chờ xem. Nhưng, chúng tôi đang chuẩn bị, vì chúng tôi không thể chỉ phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Mỹ”, ông Kuleba nói với tờ Die Welt của Đức. “Nhờ có những người bạn của chúng tôi ở Châu Âu và các nước khác, tôi nghĩ chúng tôi không sợ viễn cảnh ngày tận thế.”

Ngoại trưởng Ukraine Kuleba cũng lưu ý rằng,  các đề xuất của ông về việc cùng sản xuất vũ khí và đạn dược “đã được các ngoại trưởng đón nhận tích cực” tại một hội nghị mở rộng của Liên minh châu Âu diễn ra mới đây ở Berlin.

Ông nói: “Đó là lý do tại sao chúng tôi hiện đang đầu tư số tiền khổng lồ vào việc sản xuất tất cả các loại vũ khí, tăng khối lượng sản xuất và quân sự hóa nền kinh tế của chúng tôi”.

Mỹ hiện đang là nhà cung cấp viện trợ quân sự và tài chính lớn nhất cho Ukraine. Theo ước tính của Lầu Năm Góc, số thiết bị và đạn dược mà nước này gửi tới Ukraine kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào tháng 02 năm 2022 có trị giá lên tới hơn 44 tỷ USD.

Trong yêu cầu về tài trợ khẩn cấp cho Ukraine được gửi tới Quốc hội vào tháng trước, Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề xuất quốc hội nước này cấp hơn 61 tỷ USD cho Ukraine. Theo RT, đề xuất hỗ trợ tài chính mới của Nhà Trắng cho thấy khoản trợ cấp hàng tháng cho chính phủ Ukraine sẽ giảm từ 1,1 tỷ USD hiện nay xuống còn 825 triệu USD. Trước đó, các tài liệu cho thấy Mỹ gửi 1,1 tỷ USD mỗi tháng tới Ukraine như một phần của chương trình Quỹ Hỗ trợ Kinh tế, cho phép Kiev tăng ngân sách và trả lương cho nhân viên chính phủ.

Trong tháng qua, Mỹ dành phần lớn sự quan tâm đến Israel và cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông. Tổng thống Ukraine Zelensky đã than thở về thực tế khi Ukraine đang mờ nhạt dần trên các mặt báo của Mỹ và đã cố gắng lấy lại sự chú ý bằng nhiều cách khác nhau, mà gần đây nhất là mời cựu tổng thống Donald Trump đến thăm Kiev. Tuy nhiên, ông Trump đã từ chối lời mời này./.

(Theo RT)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cho đến nay, Iran gần như thất thế trên mọi mặt trận, nhưng nơi họ đang thua nặng nhất chính là trên báo chí truyền thông.

Quân đội Israel thông báo đã hạ sát ông Ali Shadmani - Tham mưu trưởng thời chiến của Bộ Chỉ huy Trung ương Khatam al-Anbiya, thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Giá dầu thế giới đã giảm 1 USD/thùng trong phiên 16/6 sau khi xuất hiện các báo cáo cho rằng Iran đang tìm cách chấm dứt tình trạng thù địch với Israel.

Liên minh châu Âu (EU) đã bác thông tin cho rằng khối này chấp nhận mức thuế toàn cầu 10% do Mỹ đề xuất.

Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ đã không đạt được thỏa thuận thương mại nhằm giảm hoặc xóa bỏ thuế quan, trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 ngày 16/6.

Đại sứ quán một số nước tại Tel Aviv kêu gọi công dân rời khỏi Israel qua các cửa khẩu đường bộ càng sớm càng tốt, trong bối cảnh xung đột Israel-Iran liên tục leo thang.