Ukraine đang chịu 'áp lực nghiêm trọng' ở Bakhmut

Theo nguồn tin từ tình báo Anh, hiện các lực lượng quân đội của Ukraine tại Bakhmut (phía Nga gọi là Artyomovsk) đang phải đối mặt với áp lực ngày càng mạnh mẽ khi giao tranh dữ dội diễn ra trong và xung quanh khu vực phía Đông của thành phố.

Theo bản tin tình báo hàng ngày của Bộ Quốc phòng Anh, Ukraine hiện đang tăng cường tiếp viện thêm các đơn vị tinh nhuệ đến Bakhmut để gia tăng phòng thủ trong khi quân đội Nga đã tiến sâu hơn vào vùng ngoại ô phía Bắc của Bakhmut. 

Cuộc chiến tại Bakhmut đã kéo dài trong 7 tháng. Bộ Quốc phòng Anh cho biết hai cây cầu quan trọng ở Bakhmut đã bị phá hủy trong vòng 36 giờ qua, các tuyến đường tiếp tế do Ukraine nắm giữ ra khỏi thành phố ngày càng bị hạn chế. Một trong những cây cầu đó nối Bakhmut với tuyến đường cung cấp chính cuối cùng của thành phố từ thị trấn Chasiv Yar do Ukraine kiểm soát, cách khoảng 13 km về phía Tây.

Trong video đăng tải tối 4/3, theo giờ địa phương, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cảm ơn lực lượng bảo vệ thành phố này nhưng không đưa ra thông tin chi tiết về cuộc giao tranh.

Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu thăm Donbas

Ngày 4/3, trên kênh Telegram, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã thị sát sở chỉ huy tiền phương của một trong những đội hình của Quân khu miền Đông ở hướng Nam Donetsk. 

Cùng ngày, công ty quốc phòng Rheinmetall của Đức cho biết họ đã bắt đầu cung cấp cho Ukraine các hệ thống trinh sát tự động với camera hồng ngoại và máy bay không người lái (UAV) tự động trị giá hàng chục triệu Euro. Theo Giám đốc điều hành Rheinmetall, Armin Papperger, tập đoàn này đã đàm phán với chính phủ Ukraine về việc xây dựng một nhà máy sản xuất xe tăng ở Ukraine trị giá khoảng 200 triệu Euro. Một nhà máy như vậy sẽ có thể sản xuất tới 400 xe tăng Panther mỗi năm. Ông Papperger nói rằng các cuộc đàm phán với Kiev là "đầy hứa hẹn" và ông hy vọng sẽ có quyết định "trong 2 tháng tới."

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.