UAE có nhà máy tái chế dầu ăn thành nhiên liệu sinh học
Khi cuộc đua toàn cầu đang tìm kiếm nguồn nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp ngày càng tăng, nhiên liệu được làm từ dầu thực vật thải và dầu ăn thải được kỳ vọng sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Tập đoàn Lootah cho biết, mỗi tháng họ thu thập được 500.000 lít dầu ăn đã qua sử dụng và chuyển đổi thành dầu diesel sinh học cũng như các sản phẩm khác. Lootah đã sản xuất hơn 770 tấn nhiên liệu sinh học vào năm 2023.

Ông Yousif Bin Saeed Al, Giám đốc điều hành Lootah cho biết: "Việc phối trộn nhiên liệu sinh học rất dễ. Nó không phải là khoa học hạt nhân mà là một loại dầu thực sự. Chúng tôi pha trộn loại dầu này với cồn metanol và các chất xúc tác kiềm mạnh như kali hydroxit hoặc natri hydroxit với tỷ lệ phù hợp".
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang đẩy mạnh nỗ lực đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, vào năm 2023, một nhóm nghiên cứu độc lập cho biết con đường để UAE đạt được các mục tiêu về khí hậu còn rất dài nếu nước này vẫn tiếp tục các chiến lược mở rộng sản xuất và sử dụng dầu mỏ. Cũng trong năm đó, chính phủ UAE đã cập nhật các mục tiêu bao gồm nâng tỷ trọng năng lượng sạch trong tổng nguồn năng lượng của UAE lên 30% vào năm 2030.
"Bảo vệ môi trường không phải là một lựa chọn ngay lúc này. Nhiên liệu sinh học là một trong số đó. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang tìm kiếm những phương pháp bền vững khác để bảo vệ môi trường, không chỉ trong ngành giao thông vận tải mà còn trong nhiều lĩnh vực khác". - Ông Yousif Bin Saeed Al, Giám đốc điều hành Lootah cho biết thêm
Nhà máy Nhiên liệu sinh học Lootah không phải là công ty đầu tiên biến dầu ăn thành động cơ nhiên liệu. Ở các vùng ngoại ô hẻo lánh của Australia, các tài xế cũng đang sử dụng các loại mỡ ăn để sạc xe điện. Và tại một nhà máy khác ở California, người ta đã có chiến lược tái chế dầu ăn, dầu đậu nành và mỡ bò đã qua sử dụng thành dầu diesel.


Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.
Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.
Các doanh nghiệp Nga và Malaysia hiện đang phối hợp xử lý vấn đề nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo thông tin từ Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết đã thu hồi hàng nghìn thị thực và nhấn mạnh chính quyền vẫn còn nhiều việc phải làm để siết chặt chính sách thị thực và kiểm soát nhập cư.
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết, Giáo hoàng Leo XIV đã xác nhận qua điện thoại với bà về việc sẵn sàng tổ chức vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Ukraine tại Vatican.
Giá gạo tại Nhật Bản tính đến ngày 20/5 đã tăng liên tục trong hơn 10 tuần, gần như gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, khiến nhiều người dân phải giảm lượng tiêu thụ hoặc chuyển sang các loại thực phẩm thay thế.
0