Tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc tăng cao nhất trong 14 năm

Ngày 22/1, Cơ quan thống kê Hàn Quốc cho biết số trẻ sơ sinh được sinh ra ở Hàn Quốc trong tháng 11 đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 14 năm.

Theo dữ liệu do Cục Thống kê Hàn Quốc tổng hợp, tổng cộng có 20.095 trẻ sơ sinh được sinh ra vào tháng 11/2024, tăng 14,6 % so với 17.530 trẻ sơ sinh trong cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng theo tháng lớn nhất kể từ tháng 11/2010. Do năm 2023, số trẻ sơ sinh giảm 7,7%, kéo dài mức giảm sang năm thứ tám liên tiếp và dẫn đến tỷ suất sinh hàng năm ở Hàn Quốc là 0,72 con/phụ nữ, mức thấp nhất trên toàn cầu.

Sự gia tăng này diễn ra khi số lượng các cuộc hôn nhân tăng vào năm 2023, đánh dấu mức tăng đầu tiên sau 12 năm kể từ khi các cặp đôi hoãn đám cưới trong thời gian đại dịch.

Bức ảnh được chụp vào ngày 7/11/2024, tại một hội chợ trẻ em ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc.

Báo cáo cũng cho thấy, số lượng các cặp đôi kết hôn tăng vọt 11,3 % so với cùng kỳ năm trước, lên 18.581 vào tháng 11/2024. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11/2024, 199.903 cặp đôi đã kết hôn, đánh dấu mức tăng 13,5 % so với cùng kỳ năm trước.

Trong một cuộc khảo sát của chính phủ vào năm ngoái, 62,8% người Hàn Quốc phản đối việc sinh con ngoài giá thú, mặc dù con số này đã giảm so với mức 77,5% của một thập kỷ trước.

Tại quốc gia láng giềng Trung Quốc, số ca sinh tăng 5,8% lên 9,54 triệu trẻ vào năm 2024, một phần cũng do việc trì hoãn kết hôn do đại dịch.

Hàn Quốc từ lâu đã phải vật lộn với tỷ lệ sinh giảm vì nhiều người trẻ lựa chọn trì hoãn hoặc từ chối hôn nhân và quyền làm cha mẹ. Để ứng phó, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích kết hôn và hỗ trợ nuôi con, bao gồm các chế độ phúc lợi cho những người mới cưới và mở rộng hỗ trợ chăm sóc trẻ em.

"Sau đại dịch, chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng về số lượng các cuộc hôn nhân, việc sinh con đầu lòng và con thứ hai. Cũng có những thay đổi dần dần trong nhận thức về hôn nhân và sinh con do các yếu tố như chính sách của chính phủ", anh Im Young-il, một viên chức của cơ quan này cho biết".

Người dân băng qua vạch kẻ dành cho người đi bộ ở một khu thương mại tại trung tâm Seoul, Hàn Quốc.

Năm ngoái, Hàn Quốc đã triển khai nhiều biện pháp khác nhau để khuyến khích những người trẻ kết hôn và sinh con, sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa bị luận tội tuyên bố "cuộc khủng hoảng nhân khẩu học quốc gia" và có kế hoạch thành lập một bộ mới chuyên giải quyết vấn đề tỷ lệ sinh thấp.

Hầu hết các biện pháp bao gồm hỗ trợ tài chính thông qua cắt giảm thuế và trợ cấp, cụ thể là cắt giảm thuế một lần 500.000 won (349,35 USD) cho mỗi người đối với các cặp đôi kết hôn từ năm 2024 đến năm 2026, mặc dù chính phủ đã tuyên bố sẽ cố gắng thực hiện một cách tiếp cận toàn diện hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự khó đoán và phong cách lãnh đạo đầy kịch tính của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ là ngẫu nhiên mà dường như là một chiến lược có chủ đích. Tuy nhiên, điều từng mang lại lợi thế cho ông trong kinh doanh lại có thể trở thành rủi ro khi điều hành một quốc gia và định hình chính sách toàn cầu.

Mỹ đang điều chỉnh chính sách với Ukraine, bao gồm tạm dừng viện trợ quân sự và ngừng chia sẻ tình báo, gây ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột. Cùng với đó, Washington cũng mở ra khả năng đàm phán với Nga, trong khi châu Âu ngày càng có những phản ứng cứng rắn.

Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Phong trào kháng chiến hồi giáo Hamas về vấn đề con tin và lệnh ngừng bắn tại Gaza, các quan chức Israel và Nhà Trắng xác nhận thông tin vào ngày 5/3. Đây là động thái chưa từng có, phá vỡ nguyên tắc ngoại giao lâu nay của Mỹ là không đàm phán với các nhóm bị coi là tổ chức khủng bố.

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp tại Brussels, Bỉ để bàn về việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine cũng như vấn đề củng cố năng lực quốc phòng của khối.

Không quân Hàn Quốc đã thừa nhận sai lầm khi một máy bay chiến đấu vô tình thả 8 quả bom xuống một ngôi làng, khiến nhiều người bị thương.

Canada đã nộp đơn khiếu nại về mức thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Canada, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết.